Danh mục

Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.15 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công tác đào tạo vận động viên (VĐV) bóng đá trẻ trên toàn quốc trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, nhiều VĐV của các câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai, Hà Nội, PVF, Viettel, Nghệ An, Thanh Hóa... có chất lượng cao làm nòng cốt cho đội tuyển trẻ Quốc gia ở các độ tuổi. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo bóng đá trẻ, tác giả đưa ra một số nhận xét và giải pháp hữu ích góp phần nâng cao công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ Việt Nam và công tác đào tạo bóng đá trẻ Thanh Hóa trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ TRẺ VIỆT NAM ThS. Nguyễn Công Thành1 Tóm tắt: Công tác đào tạo vận động viên (VĐV) bóng đá trẻ trên toàn quốc trong nhữngnăm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, nhiều VĐV của các câu lạc bộ Hoàng Anh GiaLai, Hà Nội, PVF, Viettel, Nghệ An, Thanh Hóa... có chất lượng cao làm nòng cốt cho đội tuyểntrẻ Quốc gia ở các độ tuổi. Tuy nhiên, xem xét đánh giá một cách tổng thể còn nhiều vấn đề bấtcập cần nghiên cứu, bàn luận. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo bóng đá trẻ,tác giả đưa ra một số nhận xét và giải pháp hữu ích góp phần nâng cao công tác đào tạo VĐVbóng đá trẻ Việt Nam và công tác đào tạo bóng đá trẻ Thanh Hóa trong thời gian tới. Từ khóa: Đào tạo; Vận động viên; Bóng đá trẻ; Việt Nam 1. Đặt vấn đề Bóng đá là môn thể thao được đông đảo quần chúng yêu thích và tập luyện. Việc nghiêncứu để phát triển môn thể thao này được các đơn vị quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và nhiềunhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây, bóng đá Việt Nam đã dần đi vào“chuyên nghiệp” hơn. Nhiều câu lạc bộ được đầu tư mạnh về tài chính nhưng mới chỉ quan tâmđến thành tích của đội tuyển, còn hệ thống các đội trẻ (U19, U17, U15, U13, U11) nhìn chungchưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức; các hoạt động đào tạo của trung tâm đào tạo bóng đá trẻđang phân tán; sự quan tâm đầu tư chưa hệ thống, đồng bộ. Như chúng ta biết, việc đào tạo các cầu thủ trẻ là công việc cơ bản, cần thiết của mỗi câulạc bộ bóng đá. Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo VĐV bóng đá trẻ có hiệu quả đòi hỏi nhiều điềukiện, chẳng hạn như: sự quan tâm của các cấp ngành địa phương, trình độ năng lực huấn luyệnviên, công tác tuyển chọn, các cuộc tham gia thi đấu trong năm, cơ sở trang thiết bị, chế độ đãingộ... Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo cầu thủ còn nhiềubất cập, hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo VĐV bóng đá trẻ. Với tính cấp thiết đó, chúngtôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ Việt Nam, từ đó đề xuấtcác giải pháp góp phần củng cố, nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo cầu thủ bóng đá. Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp: quan sát sư phạm; phỏng vấn; phươngpháp phân tích tài liệu; toán học thống kê. 2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 2.1. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên tại các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Huấn luyện viên không chỉ làm công tác huấn luyện chuyên môn mà họ còn là một nhàquản lý, chuyên gia kinh tế và nhà tâm lý học. Công tác đào tạo VĐV nói chung và VĐV bóngđá trẻ nói riêng luôn khó khăn vất vả, trong đó đội ngũ huấn luyện viên đóng vai trò quan trọngtrong công tác đào tạo. Huấn luyện viên ngoài chuyên môn tốt còn phải biết xây dựng cácchương trình giáo án, kế hoạch huấn luyện ngắn hạn, dài hạn.1 Trung tâm Bồi dưỡng năng khiếu TDTT, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa20 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO Để có thể đánh giá được thực trạng công tác đào tạo bóng đá trẻ hiện nay một cách tươngđối chính xác, theo phương pháp thống kê và xác suất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, khảosát tại 04 trung tâm bóng đá trẻ trên toàn quốc, gồm: Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Thanh Hóa,Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Nam Định, Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Nghệ An, Trung tâmđào tạo bóng đá trẻ Hoàng Anh Gia Lai. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 28 nhà quản lý, huấn luyện viên, chuyên gia của 04 trungtâm đào tạo bóng đá trẻ trên về mức độ quan trọng của công tác tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ.Kết quả trình bày tại bảng 1. Bảng 1: Kết quả phỏng vấn về mức độ quan trọng của năng lực trong công tác huấn luyện bóng đá trẻ của huấn luyện viên (n=28) Kết quả phỏng vấn TT Nội dung χ2 P n % 1 Rất quan trọng 25 90.62 2 Quan trọng 3 9.38 47.68 0.001 3 Không quan trọng 0 0.00 Tổng: 28 100% Kết quả phỏng vấn cho thấy, các nhà quản lý, huấn luyện viên, chuyên gia đều cho rằngcông tác đánh giá năng lực huấn luyện viên trong đào tạo VĐV bóng đá trẻ đóng vai trò rất quantrọng chiếm tới 90.62%, mức quan trọng có tỷ lệ là 9.38% và mức không quan trọng tỉ lệ 0%. Trên cơ sở xác định tầm quan trọng, khả năng, năng lực trong công tác huấn luyện củahuấn luyện viên bóng đá trẻ. Chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá các mặt liên quan trong côngtác huấn luyện. Bảng 2: Kết quả khảo sát đánh giá các mặt trong công tác huấn luyện bóng đá trẻ của huấn luyện viên (n=28) Kết quả khảo sát TT Nội dung Rất cần Cần Không thiết thiết cần thiết 1 Tấm gương đạo đức, lối sống 28 0 0 2 Phong thái, khẩu lệnh trong huấn luyện 20 8 0 3 Thị phạm chuyên môn kỹ thuật 28 0 0 4 Khả năng phân tích, giảng giải kỹ thuật, bài tập chiến thuật 28 0 0 5 Khả năng đọc trận đấu 28 0 0 ...

Tài liệu được xem nhiều: