Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 377.77 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam" dựa trên các nguồn học liệu sơ cấp và một vài tài liệu thứ cấp khác để tiến hành nghiên cứu của mình. Kết quả của bài viết sẽ trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu lớn, đó là thực trạng và giải pháp để đào tạo kỹ năng mềm trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Công Duy1 ThS. Nguyễn Hoàng Trang2 TÓM TẮT Kỹ năng mềm là một thành tố quan trọng quyết định sự thành công và thất bại của mỗi cá nhân. Nhiều năm trở lại đây, các cơ sở giáo dục cũng ngày càng chú trọng hơn việc đào tạo các kỹ năng này, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trên thế giới và Việt Nam có sự khác biệt. Qua bài viết, nhóm tác giả sẽ trình bày và phân tích thực trạng này và đưa ra một vài giải pháp để Việt Nam thực hiện hoạt động đào tạo Kỹ năng mềm đạt hiệu quả cao hơn. Bài viết chủ yếu dựa trên các nguồn học liệu sơ cấp và một vài tài liệu thứ cấp khác để tiến hành nghiên cứu của mình. Kết quả của bài viết sẽ trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu lớn, đó là thực trạng và giải pháp để đào tạo kỹ năng mềm trong thời gian tới. TỪ KHÓA Sinh viên; Đào tạo; Kỹ năng mềm; giải pháp kỹ năng mềm Key Word: Student; Training activities; Soft skills; Soft skills solution 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một xã hội hiện đại đòi hỏi những con người hiện đại và kỹ năng mềm chính là một yếu tố quan trọng minh chứng cho sự hiện diện của con người thế hệ mới - những công dân 4.0. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định tới 75% thành công của con người, còn kỹ năng cứng (tức kiến thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm 25%. Như vậy, kỹ năng mềm sẽ quyết định người đó là ai, người đó làm việc như thế nào và người đó có thành công hay không? Nó cũng là câu trả lời cho lý do, hiện nay nhiều trường trường coi kỹ năng mềm là một bộ môn và xây dựng chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm trước khi sinh viên rời ghế nhà trường. Mặt khác, giáo dục đại học luôn giữ một vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực theo các lĩnh vực chuyên môn cho sinh viên, đồng thời cũng là “cái nôi” để hình thành nên những nhân cách, những giá trị sẽ tham gia vào thị trường lao động sau này. Việc phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên ở các trường cũng là cần thiết để thúc đẩy năng lực tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân cho sinh viên để sớm thích ứng với môi trường nghề nghiệp sau này. Sinh viên đặc trưng bởi năng lực trí tuệ, kiến thức sâu rộng, lối tư duy sâu sắc, nhạy bén. Sinh viên cũng rất quan tâm đến việc thể hiện bản thân trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động. Đây cũng là thời kỳ có nhiều sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về nấc thang giá trị xã 1 Phòng Thanh tra giáo dục, Trường Đại học Tài chính-Marketing 2 Phòng Thanh tra giáo dục, Trường Đại học Tài chính-Marketing Ngày 23 tháng 10 năm 2021 83 Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện hội. Đồng nghĩa với việc sinh viên cần phát triển các kỹ năng, cách ứng xử mới. Do đó, hiệu quả của việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chắc chắn sẽ tạo ra giá trị lớn. Tóm lại, hàm ý ở trên đều chỉ ra rằng: đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong trường đại học là một trong những giải pháp lớn trước mắt. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo kỹ năng mềm tại các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đã thực sự đạt được mong đợi? so với thế giới thì thế nào? cần làm gì để thực hiện nó tốt hơn? Để có đáp án cho những câu hỏi trên, nhóm tác giả đã tiến hành thu thập các minh chứng, các con số, đánh giá, nhận xét, phản biện của các nhà khoa học trong và ngoài nước để làm phong phú thêm cho nghiên cứu của mình. Tuy nhiên trong khoảng thời gian có hạn, nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức đánh giá tổng quát, sơ bộ, chưa đi sâu vào thực nghiệm, đây cũng là một hạn chế nhỏ của bài viết. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan lý thuyết Sinh viên được bắt nguồn từ một thuật ngữ Latin Studens, nghĩa là người làm việc, người tìm kiếm, người khai thác tri thức. Luật Giáo dục đại học cũng đưa ra một khái niệm tổng thể về sinh viên, xem: “Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học các chương trình đào tạo cao đẳng, đào tạo đại học”. Sinh viên có nhiều đặc điểm nổi bật, với những đặc trưng rất riêng. Dẫn theo tác giả Dương Thị Diệu Hoa và nhóm tác giả (2008): “Đặc trưng chung cơ bản của lứa tuổi này là sự trưởng thành và ổn định về tâm lí và nhân cách được biểu hiện qua sự trưởng thành của ý thức và tự ý thức; trong sự phát triển tình cảm cấp cao, trong tình bạn, tình yêu và trong quan hệ xã hội”. Cũng theo tác giả, sinh viên có động cơ học tập và những nét tâm lý rất riêng, có thể liệt kê ra là: (1) Về động cơ học tập, sinh viên có động cơ nhận thức khoa học, động cơ nghề nghiệp, động cơ vì giá trị xã ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Công Duy1 ThS. Nguyễn Hoàng Trang2 TÓM TẮT Kỹ năng mềm là một thành tố quan trọng quyết định sự thành công và thất bại của mỗi cá nhân. Nhiều năm trở lại đây, các cơ sở giáo dục cũng ngày càng chú trọng hơn việc đào tạo các kỹ năng này, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trên thế giới và Việt Nam có sự khác biệt. Qua bài viết, nhóm tác giả sẽ trình bày và phân tích thực trạng này và đưa ra một vài giải pháp để Việt Nam thực hiện hoạt động đào tạo Kỹ năng mềm đạt hiệu quả cao hơn. Bài viết chủ yếu dựa trên các nguồn học liệu sơ cấp và một vài tài liệu thứ cấp khác để tiến hành nghiên cứu của mình. Kết quả của bài viết sẽ trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu lớn, đó là thực trạng và giải pháp để đào tạo kỹ năng mềm trong thời gian tới. TỪ KHÓA Sinh viên; Đào tạo; Kỹ năng mềm; giải pháp kỹ năng mềm Key Word: Student; Training activities; Soft skills; Soft skills solution 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một xã hội hiện đại đòi hỏi những con người hiện đại và kỹ năng mềm chính là một yếu tố quan trọng minh chứng cho sự hiện diện của con người thế hệ mới - những công dân 4.0. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định tới 75% thành công của con người, còn kỹ năng cứng (tức kiến thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm 25%. Như vậy, kỹ năng mềm sẽ quyết định người đó là ai, người đó làm việc như thế nào và người đó có thành công hay không? Nó cũng là câu trả lời cho lý do, hiện nay nhiều trường trường coi kỹ năng mềm là một bộ môn và xây dựng chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm trước khi sinh viên rời ghế nhà trường. Mặt khác, giáo dục đại học luôn giữ một vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực theo các lĩnh vực chuyên môn cho sinh viên, đồng thời cũng là “cái nôi” để hình thành nên những nhân cách, những giá trị sẽ tham gia vào thị trường lao động sau này. Việc phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên ở các trường cũng là cần thiết để thúc đẩy năng lực tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân cho sinh viên để sớm thích ứng với môi trường nghề nghiệp sau này. Sinh viên đặc trưng bởi năng lực trí tuệ, kiến thức sâu rộng, lối tư duy sâu sắc, nhạy bén. Sinh viên cũng rất quan tâm đến việc thể hiện bản thân trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động. Đây cũng là thời kỳ có nhiều sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về nấc thang giá trị xã 1 Phòng Thanh tra giáo dục, Trường Đại học Tài chính-Marketing 2 Phòng Thanh tra giáo dục, Trường Đại học Tài chính-Marketing Ngày 23 tháng 10 năm 2021 83 Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện hội. Đồng nghĩa với việc sinh viên cần phát triển các kỹ năng, cách ứng xử mới. Do đó, hiệu quả của việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chắc chắn sẽ tạo ra giá trị lớn. Tóm lại, hàm ý ở trên đều chỉ ra rằng: đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong trường đại học là một trong những giải pháp lớn trước mắt. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo kỹ năng mềm tại các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đã thực sự đạt được mong đợi? so với thế giới thì thế nào? cần làm gì để thực hiện nó tốt hơn? Để có đáp án cho những câu hỏi trên, nhóm tác giả đã tiến hành thu thập các minh chứng, các con số, đánh giá, nhận xét, phản biện của các nhà khoa học trong và ngoài nước để làm phong phú thêm cho nghiên cứu của mình. Tuy nhiên trong khoảng thời gian có hạn, nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức đánh giá tổng quát, sơ bộ, chưa đi sâu vào thực nghiệm, đây cũng là một hạn chế nhỏ của bài viết. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan lý thuyết Sinh viên được bắt nguồn từ một thuật ngữ Latin Studens, nghĩa là người làm việc, người tìm kiếm, người khai thác tri thức. Luật Giáo dục đại học cũng đưa ra một khái niệm tổng thể về sinh viên, xem: “Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học các chương trình đào tạo cao đẳng, đào tạo đại học”. Sinh viên có nhiều đặc điểm nổi bật, với những đặc trưng rất riêng. Dẫn theo tác giả Dương Thị Diệu Hoa và nhóm tác giả (2008): “Đặc trưng chung cơ bản của lứa tuổi này là sự trưởng thành và ổn định về tâm lí và nhân cách được biểu hiện qua sự trưởng thành của ý thức và tự ý thức; trong sự phát triển tình cảm cấp cao, trong tình bạn, tình yêu và trong quan hệ xã hội”. Cũng theo tác giả, sinh viên có động cơ học tập và những nét tâm lý rất riêng, có thể liệt kê ra là: (1) Về động cơ học tập, sinh viên có động cơ nhận thức khoa học, động cơ nghề nghiệp, động cơ vì giá trị xã ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Viện Hội thảo khoa học ngành Giáo dục Kỹ năng mềm Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Truyền đạt kỹ năng mềm Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềmTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 787 14 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 424 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 386 0 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 308 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 299 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 233 0 0 -
3 trang 223 0 0
-
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 216 0 0 -
10 câu trả lời 'ăn điểm' khi đi phỏng vấn
2 trang 216 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 213 0 0