Danh mục

Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên tại các trường mầm non công lập quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 562.26 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi và thống kê toán học để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) của giáo viên mầm non (GVMN); nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của giáo dục ĐĐNN đối với GVMN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên tại các trường mầm non công lập quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18, Số 5 (2021): 900-909 Vol. 18, No. 5 (2021): 900-909 ISSN: 2734-9918 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu*THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Nguyên Bình1*, Lê Nguyễn Kim Anh2 1 Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Trường Mầm non Sơn Ca 3, Phú Nhuận, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Nguyễn Nguyên Bình – Email: binhnguyennguyen@ncehcm.edu.vn Ngày nhận bài: 07-4-2021; ngày nhận bài sửa: 15-4-2021; ngày duyệt đăng: 25-5-2021TÓM TẮT Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi và thống kêtoán học để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) của giáo viênmầm non (GVMN); nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của giáo dục ĐĐNN đối với GVMN.Nghiên cứu cũng phác họa thực trạng về hiệu quả thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổchức hoạt động giáo dục ĐĐNN cho GVMN trên địa bàn quận Phú Nhuận. Khách thể nghiên cứugồm 44 cán bộ quản lí và 180 GVMN thuộc 15 trường mầm non công lập trên địa bàn quận PhúNhuận, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Kết quả nghiên cứu cho thấy các khách thể đều nhậnthức rất rõ tầm quan trọng, vai trò của hoạt động giáo dục ĐĐNN cho giáo viên; nội dung, phươngpháp, hình thức tổ chức giáo dục ĐĐNN cho GVMN còn có những hạn chế nhất định. Từ khóa: đạo đức; hoạt động giáo dục đạo đức; giáo viên mầm non; đạo đức nghề nghiệp;giáo dục đạo đức nghề nghiệp1. Đặt vấn đề Đạo đức vốn là nhân tố cốt lõi trong nhân cách mỗi con người, các tư tưởng từ xưavà nay đều đánh giá rất cao vai trò của đạo đức đối với sự phát triển xã hội. ĐĐNN là nềntảng trong nhân cách nhà giáo, chuẩn mực ĐĐNN được duy trì thành nề nếp trong nhàtrường dựa trên hệ thống các khuôn phép, quy tắc đạo đức nhằm định hướng, điều chỉnhnhận thức, đánh giá thái độ, hành vi của nhà giáo phù hợp với yêu cầu mô phạm của nghềdạy học. Trong thời gian gần đây, nhiều trường hợp GVMN chưa tận tâm với nghề, chưathực hiện đúng nhiệm vụ và chức năng của một người nuôi dạy trẻ. Giáo dục ĐĐNN trongnhà trường có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, đặcbiệt là sinh viên ngành Giáo dục Mầm non (Nguyen, 2007). Do vậy, việc đào tạo GVMNCite this article as: Nguyen Nguyen Binh, & Le Nguyen Kim Anh (2021). Training of professional ethics forpuplic preschool teachers in phu Nhuan District, Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh City University of EducationJournal of Science, 18(5), 900-909. 900Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Nguyên Bình và tgkkhông chỉ dừng lại ở đào tạo kiến thức mà còn phải chú trọng tới ĐĐNN; không chỉ dừnglại trên ghế nhà trường mà còn phải được tiến hành trong quá trình hoạt động nghề. Việc tudưỡng, rèn luyện đạo đức của nhà giáo phải thường xuyên suốt đời và phải được thực hiệntrong mọi lĩnh vực của cuộc sống như đối với công việc, quan hệ đồng nghiệp, với trẻ, vớicha mẹ của trẻ. Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện cho phùhợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo cóbản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tínhtích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm,có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực thực sự là tấm gương cho người học noi theo(Ministry of Education and Traning, 2008). ĐĐNN là những quy tắc, chuẩn mực phản ánh mối quan hệ giữa con người với côngviệc, con người với con người nhằm điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của nhữngngười hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp dựa trên sức mạnh của dư luận xã hội vàlương tâm của mỗi người nhằm đáp ứng với đòi hỏi đặc thù do tính chất, đặc điểm nghềnghiệp đặt ra. ĐĐNN luôn được xem là tài sản vô hình quý giá nhất, là yếu tố hàng đầucủa mỗi người. Nó không chỉ đưa con người đạt đến sự tôn nghiêm mà còn cảm hóa đượcngười khác và làm biến đổi xã hội (Le, 2017). ĐĐNN của GVMN là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức màGVMN cần có khi hoạt động trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: