Danh mục

Thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 694.19 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn từ 2008 đến 2013 trong tổng số 1564 tàu khai thác thủy sản tại vịnh Vân Phong, nhóm tàu công suất ≥ 20CV chiếm tỷ lệ 43,47%; đội tàu nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất (24,17%), nghề lưới rê thấp nhất là (11,32 %). Có 680 tàu lắp máy công suất từ 20CV trở lên thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản trong vùng nước của vịnh - vi phạm Nghị định 33/2010-NĐ của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản. Tốc độ tăng bình quân về sản lượng khai thác của đội tàu giai đoạn từ năm 2011-2013 giảm dần so với giai đoạn từ năm 2008-2010.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA REAL SITUATION OF CAPTURE FISHERIES AT VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE Vũ Kế Nghiệp1, Phan Trọng Huyến2, Trần Đức Phú3 Ngày nhận bài: 24/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 05/6/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn từ 2008 đến 2013 trong tổng số 1564 tàu khai thác thủy sản tại vịnh Vân Phong, nhóm tàu công suất ≥ 20CV chiếm tỷ lệ 43,47%; đội tàu nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất (24,17%), nghề lưới rê thấp nhất là (11,32 %). Có 680 tàu lắp máy công suất từ 20CV trở lên thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản trong vùng nước của vịnh - vi phạm Nghị định 33/2010-NĐ của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản. Tốc độ tăng bình quân về sản lượng khai thác của đội tàu giai đoạn từ năm 2011-2013 giảm dần so với giai đoạn từ năm 2008-2010. Từ khóa: khai thác thủy sản, nguồn lợi thủy sản, thực trạng, vịnh Vân Phong, Khánh Hòa ABSTRACT The results of the study show that in the period from 2008 to 2013, among 1564 fishing vessels in Van Phong Bay, those with a capacity of ≥ 20CV account for 43.47%; and trawlers account for the highest percentage (24.17%), whereas gillnets comprise the lowest (11.32%). There are 680 vessels with capacity higher than 20CV frequently fishing in the waters of the bay - violating Decree No. 33/2010-ND of the government on management of fishing activities. The average growth rate of catches of the fleet in the 2011-2013 period has decreased gradually in comparison with that of the period from 2008 to 2010. Key words: fish exploitation, fishery resources, real situation, Van Phong Bay, Khanh Hoa I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vịnh Vân Phong được bao bọc bởi 8 xã của huyện Vạn Ninh và 3 xã thuộc huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa. Hệ sinh thái vịnh Vân Phong đa dạng như hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn; nguồn lợi thủy sản vùng biển vịnh Vân Phong khá phong phú [2]. Vịnh Vân Phong là ngư trường hoạt động của 1564 tàu cá thuộc các xã nằm ven bờ vịnh và một số địa phương khác như Phú Yên, Bình Định, Nha Trang. Các nghề chính được sử dụng ở vịnh Vân Phong là lưới kéo đơn, lưới kéo đôi, lưới vây, lưới rê, câu... Ngoài ra còn có các nghề te, xiệp, xiết sử dụng kích điện và nghề lặn sử dụng hoá chất độc hại. Hoạt động khai thác của các nghề đã ảnh 1 2 hưởng đến các hệ sinh thái và nguồn lợi hải sản trong vịnh. Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác thủy sản vịnh Vân Phong nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về quy mô, cơ cấu đội tàu khai thác, nghề khai thác, lao động và sản lượng khai thác; đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến nguồn lợi hải sản và các hệ sinh thái trong vịnh. Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm cơ sở khoa học để cơ quan quản lý nghề cá địa phương hoạch định chính sách và tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản trong vịnh, nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản theo hướng bền vững, ổn định cuộc sống cho cộng đồng cư dân sống quanh vịnh. ThS. Vũ Kế Nghiệp: Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Khai thác thủy sản năm 2010 - Trường Đại học Nha Trang TS. Phan Trọng Huyến, TS. Trần Đức Phú: Trường Đại học Nha Trang 32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập số liệu thứ cấp: dựa vào các tài liệu của các cơ quan quản lý nghề cá của tỉnh Khánh Hòa, các công trình khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm ngư trường, môi trường, nguồn lợi tại vịnh Vân Phong. Số liệu sơ cấp được khảo sát trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra gồm những thông tin tàu thuyền, trang thiết bị, ngư cụ, thuyền viên, ngư trường, mùa vụ và sản lượng khai thác. Tổng số mẫu điều tra là 319 phiếu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và tính toán theo phương pháp của FAO [4]. Số liệu điều tra xử theo phương pháp thống kê toán, được thực hiện trên phần mềm SPSS 14.0 và MS. Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Cơ cấu đội tàu theo nghề và công suất Kết quả điều tra năm 2013 cho thấy, có 1564 tàu thuyền thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản trong vịnh Vân Phong. Cơ cấu đội tàu theo nghề và nhóm công suất được thể hiện ở bảng 1 và biểu đồ trên hình 1, hình 2. Bảng 1. Cơ cấu tàu thuyền theo nghề và công suất Đơn vị tính: Chiếc Theo nhóm công suất (CV) Nghề Lưới kéo Lưới vây Lưới rê Câu Khác Tổng cộng

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: