Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, năm 2017
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 428.53 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ và tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, năm 2017 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG CHĂM SÓC PHÒNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH NINH BÌNH, NĂM 2017 NURSES’ KNOWLEDGE AND PRACTICE ON INFECTION PREVENTION OF OPERATIVE WOUND AT NINH BINH OBSTETRIC AND PEDIATRIC HOSPITAL IN 2017 PHẠM VĂN DƯƠNG1, VŨ VĂN LẠI2, TRẦN VŨ NGỌC2, TRẦN THỊ HẢI YẾN2, NGUYỄN THỊ KIM OANH3, BÙI THỊ THU HÀ4 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ và tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi chuẩn bị trước để đánh giá kiến thức và bảng kiểm để quan sát thực hành ở 71 điều dưỡng các khoa: Sản, Phụ và Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình. Kết quả: Điều dưỡng có kiến thức chung đạt là 71,8%, thực hành chung đạt 64,8%. Có mối liên quan giữa kiến thức với thực hành thay băng vết mổ (OR = 10,909, p < 0,05), thực hành giáo dục sức khỏe (OR = 6,857, p < 0,05) và thực hành chung của điều dưỡng (OR = 8,736, p < 0,05). Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề nghị bệnh viện cần tăng cường đào tạo và thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực chuyên môn nói chung và năng lực trong chăm sóc phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ nói riêng của điều dưỡng. Từ khóa: Điều dưỡng, kiến thức, thực hành, nhiễm khuẩn vết mổ. ABSTRACT Objective: To assess nurses’ knowledge and practice of infection prevention of operative wounds and to explore to the relationship between knowledge and practice of nurses about fection prevention of operative wound at Ninh Binh Obstertric and Pediatric Hospital. Methodology: Cross-sectional descriptive study was conducted on 71 nurses working at the Obstetric, Gynecology and Surgical departmentsself-administeed questionnaires was used to assess knowledge while checklists was used to observe practice of studied subjects. Results: 71.8% of nurses participated in the study had sufficient in overall knowledge and 64.8% of them had sufficient in overall practice. The level of knowledge of nurses related to surgical dressing change practice (OR = 10,909, p < 0.05), health education practice (OR = 6,857, p < 0.05) and overall practice (OR = 8.736, p < 0.05). Conclusions: The hospital should strengthen training and regularly organize assessment of competence in general and nursing competence of wound infection prevention in particular for nurses. Keywords: Nurse, knowledge, practice, surgery wounds infection. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là hậu quả không mong muốn hay gặp nhất và là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong ở người bệnh được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật trên toàn thế giới. Nhiễm khuẩn vết mổ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh. Trên thế giới NKVM chiếm hơn 20% của tất cả các bệnh nhiễm trùng y tế liên quan ở người bệnh phẫu thuật, NKVM là nguyên nhân chủ yếu làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật và tử vong ở các người bệnh phẫu thuật, là gánh nặng cho các cơ sở y tế và bản thân người bệnh [12]. Tại Việt Nam, NKVM chiếm 5% - 10% người bệnh được phẫu thuật hằng năm và chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện [2]. Ngày nay, tuy có rất nhiều tiến bộ trong y học về trình độ chuyên môn, máy móc, phương tiện phẫu thuật hiện đại và điều kiện chăm sóc tốt, xong NKVM vẫn là vấn đề thời sự luôn được các bệnh viện hết sức quan tâm. Phòng tốt giúp hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ NKVM; đặc biệt là trong công tác chăm sóc, điều trị thì điều dưỡng là người thường xuyên và trực tiếp chăm sóc cho người bệnh phẫu thuật; vì vậy khi điều dưỡng có kiến thức đúng và thực hành đạt sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp cho vết mổ mau lành, hạn chế tỷ lệ NKVM nói riêng và nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung. Tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình, theo thống kê đến tháng 10 năm 2016 cho thấy tỷ lệ NKBV là 7,17% trong đó NKVM chiếm 15,38% [5]; nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá kiến thức và thực hành của điều dưỡng có đáp ứng được yêu cầu trong việc phòng NKVM và điều gì có thể ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành chăm sóc vết mổ của họ. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, năm 2017. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, năm 2017 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG CHĂM SÓC PHÒNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH NINH BÌNH, NĂM 2017 NURSES’ KNOWLEDGE AND PRACTICE ON INFECTION PREVENTION OF OPERATIVE WOUND AT NINH BINH OBSTETRIC AND PEDIATRIC HOSPITAL IN 2017 PHẠM VĂN DƯƠNG1, VŨ VĂN LẠI2, TRẦN VŨ NGỌC2, TRẦN THỊ HẢI YẾN2, NGUYỄN THỊ KIM OANH3, BÙI THỊ THU HÀ4 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ và tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi chuẩn bị trước để đánh giá kiến thức và bảng kiểm để quan sát thực hành ở 71 điều dưỡng các khoa: Sản, Phụ và Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình. Kết quả: Điều dưỡng có kiến thức chung đạt là 71,8%, thực hành chung đạt 64,8%. Có mối liên quan giữa kiến thức với thực hành thay băng vết mổ (OR = 10,909, p < 0,05), thực hành giáo dục sức khỏe (OR = 6,857, p < 0,05) và thực hành chung của điều dưỡng (OR = 8,736, p < 0,05). Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề nghị bệnh viện cần tăng cường đào tạo và thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực chuyên môn nói chung và năng lực trong chăm sóc phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ nói riêng của điều dưỡng. Từ khóa: Điều dưỡng, kiến thức, thực hành, nhiễm khuẩn vết mổ. ABSTRACT Objective: To assess nurses’ knowledge and practice of infection prevention of operative wounds and to explore to the relationship between knowledge and practice of nurses about fection prevention of operative wound at Ninh Binh Obstertric and Pediatric Hospital. Methodology: Cross-sectional descriptive study was conducted on 71 nurses working at the Obstetric, Gynecology and Surgical departmentsself-administeed questionnaires was used to assess knowledge while checklists was used to observe practice of studied subjects. Results: 71.8% of nurses participated in the study had sufficient in overall knowledge and 64.8% of them had sufficient in overall practice. The level of knowledge of nurses related to surgical dressing change practice (OR = 10,909, p < 0.05), health education practice (OR = 6,857, p < 0.05) and overall practice (OR = 8.736, p < 0.05). Conclusions: The hospital should strengthen training and regularly organize assessment of competence in general and nursing competence of wound infection prevention in particular for nurses. Keywords: Nurse, knowledge, practice, surgery wounds infection. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là hậu quả không mong muốn hay gặp nhất và là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong ở người bệnh được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật trên toàn thế giới. Nhiễm khuẩn vết mổ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh. Trên thế giới NKVM chiếm hơn 20% của tất cả các bệnh nhiễm trùng y tế liên quan ở người bệnh phẫu thuật, NKVM là nguyên nhân chủ yếu làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật và tử vong ở các người bệnh phẫu thuật, là gánh nặng cho các cơ sở y tế và bản thân người bệnh [12]. Tại Việt Nam, NKVM chiếm 5% - 10% người bệnh được phẫu thuật hằng năm và chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện [2]. Ngày nay, tuy có rất nhiều tiến bộ trong y học về trình độ chuyên môn, máy móc, phương tiện phẫu thuật hiện đại và điều kiện chăm sóc tốt, xong NKVM vẫn là vấn đề thời sự luôn được các bệnh viện hết sức quan tâm. Phòng tốt giúp hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ NKVM; đặc biệt là trong công tác chăm sóc, điều trị thì điều dưỡng là người thường xuyên và trực tiếp chăm sóc cho người bệnh phẫu thuật; vì vậy khi điều dưỡng có kiến thức đúng và thực hành đạt sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp cho vết mổ mau lành, hạn chế tỷ lệ NKVM nói riêng và nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung. Tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình, theo thống kê đến tháng 10 năm 2016 cho thấy tỷ lệ NKBV là 7,17% trong đó NKVM chiếm 15,38% [5]; nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá kiến thức và thực hành của điều dưỡng có đáp ứng được yêu cầu trong việc phòng NKVM và điều gì có thể ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành chăm sóc vết mổ của họ. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, năm 2017. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học điều dưỡng Nhiễm khuẩn vết mổ Phòng nhiễm khuẩn vết mổ Bệnh nhiễm trùng y tế Kiểm soát nhiễm khuẩnGợi ý tài liệu liên quan:
-
41 trang 160 0 0
-
5 trang 114 0 0
-
4 trang 99 0 0
-
198 trang 73 0 0
-
39 trang 63 0 0
-
8 trang 33 0 0
-
0 trang 27 0 0
-
5 trang 24 2 0
-
0 trang 23 0 0
-
Đánh giá biến chứng vùng da xung quanh lỗ mở thông ra da ở trẻ em bằng thang đo Detscore
9 trang 23 0 0