![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Thực trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và một số kiến nghị
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 366.86 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này sẽ hệ thống lại cơ sở lý luận về kiệt quệ tài chính và thực trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao sức khỏe tài chính và bảo vệ các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam trước nguy cơ kiệt quệ tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và một số kiến nghị KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 41. THỰC TRẠNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ThS. Ngô Thanh Xuân* Đặng Giang Anh**, Nguyễn Thị Minh Hạnh ** Tóm tắt Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, ngành thép đang dần chứng minh được sức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế tổng thể. Mặc dù vậy, ngành thép nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức khi so sánh với trình độ phát triển của ngành thép tại các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, điển hình như sự cạnh tranh gay gắt về các sản phẩm thép ngoại, các vụ kiện phòng vệ thương mại, đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng nổ suốt hai năm trở lại đây đã khiến cho ngành thép phải chịu nhiều ảnh hưởng rất tiêu cực ở cả hai chiều sản xuất lẫn tiêu thụ. Đứng trước những tác động tiêu cực khó lường đó, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, thậm chí là thua lỗ và phá sản. Vì vậy, bài viết này sẽ hệ thống lại cơ sở lý luận về kiệt quệ tài chính và thực trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao sức khỏe tài chính và bảo vệ các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam trước nguy cơ kiệt quệ tài chính. Từ khóa: Dịch COVID-19, kiệt quệ tài chính, tài chính, ngành thép, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng quan tâm đến rủi ro tài chính, những yếu tố gây ảnh hưởng làm khánh kiệt tài chính doanh nghiệp. Đi cùng với sự chuyển mình của kinh tế - xã hội, sự phát triển của ngành thép cho thấy tiềm năng phát triển, mang lại sức ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam giai đoạn này đang phải đối * Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Sinh viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 527 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA mặt với nhiều thách thức khi mà so với các nước trong khu vực, trình độ phát triển của các doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam còn chậm, sức cạnh tranh với sản phẩm thép từ các nước khác chưa cao. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép ở cả hai chiều sản xuất và tiêu thụ. Theo báo cáo của Vietcombank Security năm 2020, trong 6 tháng đầu năm, khối lượng bán ra tại các doanh nghiệp trong ngành thép đã bị sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều sản xuất, chuỗi cung ứng tại các thị trường trên thế giới đứt gãy do trong các quốc gia áp dụng biện pháp phong tỏa, kiểm soát giao thương. Đại dịch COVID-19 bùng nổ với các biện pháp cách ly xã hội kéo dài không những chỉ gây đứt gãy các chuỗi cung ứng, mà còn làm thay đổi nhu cầu và tâm lý tiêu dùng. Những khó khăn hiện tại gây tác động tiêu cực khiến cho một số doanh nghiệp ngành thép rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có khả năng dẫn đến phá sản. Như vậy, điều cần thiết là phải phân tích, đánh giá thực trạng kiệt quệ tài chính tại các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Bài viết này sẽ tập trung đánh giá tình hình kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ngành thép trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết cũng đưa ra những khuyến nghị, hàm ý chính sách giúp doanh nghiệp ngành thép tránh được nguy cơ kiệt quệ tài chính trong tương lai. Trên cơ sở kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước đây, nhóm tác thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính được kiểm định của 26 doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 trên 3 sàn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn UPCoM để phân tích và đánh giá. Bên cạnh đó, các dữ liệu còn được thu thập từ các công trình nghiên cứu cùng đề tài, các báo cáo và website có độ tin cậy cao, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng cục Thống kê. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Wruck (1990) chỉ ra sự tồn tại của nhiều quan điểm khác nhau về kiệt quệ tài chính. Các giai đoạn kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp không được chia theo một quy tắc hay có sự phân biệt cụ thể nào. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có thể vướng vào những khó khăn riêng khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp là khi doanh nghiệp trong giai đoạn gặp bất lợi về tài chính, trong khoảng trước từ khi doanh nghiệp đưa ra tuyên bố phá sản kéo dài đến thời điểm doanh nghiệp phá sản (Altman, 2005; Jiming và Weiwei, 2011; Tinoco và Wilson, 2013). Karels và Prakash (1987) cho rằng, thất bại tài chính có thể bao gồm: vỡ nợ (default) đối với gốc hoặc lãi, mất thanh khoản (insolvency), giá trị ròng (net value) âm, chậm chi trả cổ tức, phát hành các tờ séc xấu, chuyển giao cho các chủ nợ quản lý… Lin và McClean (2000) cũng đưa ra các định nghĩa tương tự về kiệt quệ tài chính và thất bại tài chính khi doanh nghiệp gặp các vấn đề như: kinh doanh thua lỗ, báo cáo kiểm toán bị đánh giá xấu, 528 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và một số kiến nghị KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 41. THỰC TRẠNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ThS. Ngô Thanh Xuân* Đặng Giang Anh**, Nguyễn Thị Minh Hạnh ** Tóm tắt Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, ngành thép đang dần chứng minh được sức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế tổng thể. Mặc dù vậy, ngành thép nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức khi so sánh với trình độ phát triển của ngành thép tại các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, điển hình như sự cạnh tranh gay gắt về các sản phẩm thép ngoại, các vụ kiện phòng vệ thương mại, đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng nổ suốt hai năm trở lại đây đã khiến cho ngành thép phải chịu nhiều ảnh hưởng rất tiêu cực ở cả hai chiều sản xuất lẫn tiêu thụ. Đứng trước những tác động tiêu cực khó lường đó, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, thậm chí là thua lỗ và phá sản. Vì vậy, bài viết này sẽ hệ thống lại cơ sở lý luận về kiệt quệ tài chính và thực trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao sức khỏe tài chính và bảo vệ các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam trước nguy cơ kiệt quệ tài chính. Từ khóa: Dịch COVID-19, kiệt quệ tài chính, tài chính, ngành thép, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng quan tâm đến rủi ro tài chính, những yếu tố gây ảnh hưởng làm khánh kiệt tài chính doanh nghiệp. Đi cùng với sự chuyển mình của kinh tế - xã hội, sự phát triển của ngành thép cho thấy tiềm năng phát triển, mang lại sức ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam giai đoạn này đang phải đối * Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Sinh viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 527 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA mặt với nhiều thách thức khi mà so với các nước trong khu vực, trình độ phát triển của các doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam còn chậm, sức cạnh tranh với sản phẩm thép từ các nước khác chưa cao. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép ở cả hai chiều sản xuất và tiêu thụ. Theo báo cáo của Vietcombank Security năm 2020, trong 6 tháng đầu năm, khối lượng bán ra tại các doanh nghiệp trong ngành thép đã bị sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều sản xuất, chuỗi cung ứng tại các thị trường trên thế giới đứt gãy do trong các quốc gia áp dụng biện pháp phong tỏa, kiểm soát giao thương. Đại dịch COVID-19 bùng nổ với các biện pháp cách ly xã hội kéo dài không những chỉ gây đứt gãy các chuỗi cung ứng, mà còn làm thay đổi nhu cầu và tâm lý tiêu dùng. Những khó khăn hiện tại gây tác động tiêu cực khiến cho một số doanh nghiệp ngành thép rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có khả năng dẫn đến phá sản. Như vậy, điều cần thiết là phải phân tích, đánh giá thực trạng kiệt quệ tài chính tại các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Bài viết này sẽ tập trung đánh giá tình hình kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ngành thép trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết cũng đưa ra những khuyến nghị, hàm ý chính sách giúp doanh nghiệp ngành thép tránh được nguy cơ kiệt quệ tài chính trong tương lai. Trên cơ sở kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước đây, nhóm tác thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính được kiểm định của 26 doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 trên 3 sàn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn UPCoM để phân tích và đánh giá. Bên cạnh đó, các dữ liệu còn được thu thập từ các công trình nghiên cứu cùng đề tài, các báo cáo và website có độ tin cậy cao, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng cục Thống kê. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Wruck (1990) chỉ ra sự tồn tại của nhiều quan điểm khác nhau về kiệt quệ tài chính. Các giai đoạn kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp không được chia theo một quy tắc hay có sự phân biệt cụ thể nào. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có thể vướng vào những khó khăn riêng khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp là khi doanh nghiệp trong giai đoạn gặp bất lợi về tài chính, trong khoảng trước từ khi doanh nghiệp đưa ra tuyên bố phá sản kéo dài đến thời điểm doanh nghiệp phá sản (Altman, 2005; Jiming và Weiwei, 2011; Tinoco và Wilson, 2013). Karels và Prakash (1987) cho rằng, thất bại tài chính có thể bao gồm: vỡ nợ (default) đối với gốc hoặc lãi, mất thanh khoản (insolvency), giá trị ròng (net value) âm, chậm chi trả cổ tức, phát hành các tờ séc xấu, chuyển giao cho các chủ nợ quản lý… Lin và McClean (2000) cũng đưa ra các định nghĩa tương tự về kiệt quệ tài chính và thất bại tài chính khi doanh nghiệp gặp các vấn đề như: kinh doanh thua lỗ, báo cáo kiểm toán bị đánh giá xấu, 528 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiệt quệ tài chính Tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp ngành thép Việt Nam Tái cấu trúc tài chính Báo cáo ngành thépTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 781 21 0 -
18 trang 463 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 447 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 432 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 396 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 377 10 0 -
3 trang 316 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 303 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 292 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 285 1 0