Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ năng thuyết trình nói riêng và kỹ năng nghề nghiệp nói chung cho sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng kỹ năng thuyết trình trong sinh hoạt học thuật của sinh viên năm thứ hai ngành Tâm lý học - Quản trị nhân sự trường đại học Hồng ĐứcTẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRONG SINH HOẠT HỌC THUẬT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI NGÀNH TÂM LÝ HỌC- QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Dương Thị Thoan1, Đào Thị Hương2 TÓM TẮT KN chính là điều kiện cho sự thành công của cá nhân trong hoạt động. Một trongsố các KN có tác dụng rất lớn đến sự thành công của cá nhân cũng như tập thể là kỹnăng thuyết trình (KNTT). Đối với SV, thuyết trình là một hoạt động không thể thiếutrong học tập, rèn luyện. KN này rất cần thiết cho SV khi trình bày các công trình nghiêncứu, khoá luận, báo cáo, diễn văn, thảo luận… trong và ngoài nhà trường. Sau khi tốtnghiệp, KNTT cũng sẽ giúp SV tự tin, thành công hơn trong công việc và cuộc sống.Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ năngthuyết trình trong sinh hoạt học thuật của sinh viên năm thứ hai ngành Tâm lý học-Quản trị nhân sự” nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viênnăm thứ hai ngành Tâm lý học - Quản trị nhân sự, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năngthuyết trình, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ năngthuyết trình nói riêng và kỹ năng nghề nghiệp nói chung cho sinh viên. Từ khóa: Kỹ năng, thuyết trình, tâm lý học quản trị nhân sự 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc sống con người là một chuỗi các hoạt động và để thành công ở bất cứ hoạtđộng nào chủ thể cũng phải hiểu biết về hoạt động, có phương thức để tiến hành hoạtđộng và hoạt động một cách thuần thục. Sự thuần thục trong hoạt động được Tâm lý họcgọi là kỹ năng. Như vậy, kỹ năng (KN) chính là điều kiện cho sự thành công của cá nhântrong hoạt động. Một trong số các KN có tác dụng rất lớn đến sự thành công của cá nhâncũng như tập thể là kỹ năng thuyết trình (KNTT). Trong quá trình làm việc, hoạt độngcác cá nhân luôn có sự trao đổi, hợp tác với nhau. Chính điều đó đã buộc mỗi người phảihình thành khả năng thuyết trình các vấn đề trước nhiều người khác. Thông qua thuyếttrình cá nhân có thể truyền đạt ý tưởng, quan điểm, mong muốn của mình tới mọi người.Đặc biệt đối với sinh viên (SV) Tâm lý học - Quản trị nhân sự, thuyết trình là một hoạtđộng không thể thiếu trong học tập, rèn luyện. Có được những bài thuyết trình hay trướctập thể sẽ góp phần giúp SV thành công trong học tập ở trường. KN này rất cần thiết choSV khi trình bày các công trình nghiên cứu, khoá luận, báo cáo, diễn văn… trong và1 ThS. Bộ môn Tâm lý Giáo dục, trường Đại học Hồng Đức2 Sinh viên ngành Quản trị nhân sự, trường Đại học Hồng Đức58 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012ngoài nhà trường. Sau khi tốt nghiệp, KNTT cũng sẽ giúp SV tự tin, thành công hơntrong công việc và cuộc sống. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹnăng thuyết trình trong sinh hoạt học thuật của sinh viên năm thứ hai ngành Tâm lý học-Quản trị nhân sự”. Tiến hành nghiên cứu KNTT trong sinh hoạt học thuật của SV chúng tôi xuấtphát từ khái niệm cơ bản: KNTT trong sinh hoạt học thuật của SV là tổ hợp thao tác, cửchỉ, điệu bộ, hành vi…được người học phối hợp hài hoà, hợp lý nhằm đảm bảo việctrình bày các vấn đề trong các hội thảo, toạ đàm chuyên môn, định hướng nghề nghiệp,thi nghiệp vụ ngành, các khoá đào tạo ngắn hạn, các chương trình ngoại khoá của nhàtrường trước nhóm, tập thể… đạt kết quả cao với những điều kiện xác định. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi dựa vào quan điểm hình thành KN củaK.K.Platônôv và G.Gôlubev và tiến trình của một buổi thuyết trình để xây dựng các KNthành phần của hệ thống KNTT. Việc phân chia các KN thành phần sẽ là căn cứ để xácđịnh tiêu chí đánh giá, thang đánh giá và các mức độ đánh giá KNTT của SV. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Nhóm các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: điều tra bằng bảng hỏi,quan sát, trò chuyện, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động… - Khách thể nghiên cứu gồm: 98 SV năm thứ 2 (K11) ngành TLH- QTNS, trongđó có 49 SV lớp K11A TLH- QTNS và 49 SV lớp K11B TLH- QTNS Trường Đại họcHồng Đức. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của hệ thống KNTT trong sinh hoạthọc thuật của SV năm thứ 2 ngành TLH- QTNS Trên cơ sở hệ thống KN đã đưa ra, để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi điềutra trên 98 SV năm thứ 2 ngành TLH- QTNS và thu được bảng sau: Bảng 1: Đánh giá về mức độ cần thiết của hệ thống KNTT trong sinh hoạt học thuật của SV năm thứ 2 ngành TLH- QTNS Mức độ Không cần ...