Danh mục

Thực trạng ngư cụ hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng ngư cụ hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại, làm cơ sở cho việc quản lý, giám sát hoạt đánh bắt và góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại thủy vực. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng ngư cụ hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC THỰC TRẠNG NGƯ CỤ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI ĐẦM NẠI, TỈNH NINH THUẬN REAL SITUATION OF FISHING GEARS IN NAI LAGOON, NINH THUAN PROVINCE Nguyễn Trọng Lương1, Nguyễn Đức Sĩ1, Lê Xuân Tài2 Ngày nhận bài: 15/8/2017; Ngày phản biện thông qua: 18/9/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017 TÓM TẮT Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra và khảo sát trực tiếp trên 5 loại ngư cụ hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại vào năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2009 ÷ 2015 số lượng hộ khai thác thủy sản có xu hướng giảm dần, trung bình 3,6%/năm; Đầm Nại có 5 loại nghề đánh bắt cá, gồm: lưới rê 3 lớp, lưới đáy, lờ dây, te và câu vàng; Ngư dân sử dụng tàu thuyền thô sơ, trang bị ngư cụ với kích thước mắt lưới nhỏ, tính chọn lọc kém; Một số loại nghề vi phạm quy định về trang bị ngư cụ, sử dụng các hình thức đánh bắt theo kiểu tận thu, tận diệt làm tổn hại đến môi trường và nguồn lợi thủy sản trong đầm. Mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng ngư cụ hoạt động khai thác thủy sản tại đầm Nại, làm cơ sở cho việc quản lý, giám sát hoạt đánh bắt và góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại thủy vực. Từ khóa: Khai thác thủy sản, ngư cụ, kích thước mắt lưới, nguồn lợi thủy sản, đầm Nại ABSTRACT Face to face interview was conducted to survey the fisheries activities in Nai lagoon in 2016. Our findings showed that the annual number of fishing households decreased by approximately 3.6 % from 2009 to 2015. Five different fishing gears were used including trammel net, stow net, maze fishing net, powered push net and longline. Small boats were typically used for these fisheries, and most fishing gears were unfollowed the national regulations with usual small mesh size and low selectivity. In some cases, they used destructive fishing gear in this place. This fishing gear has damaged the marine resources and environment. This study investigated the fishing gears situation, fisheries resources protection, and recommended solutions and measurements to the manage fishing operation and protect fisheries resources in Nai lagoon. Keywords: Fishing, fishing gear, mesh size, fisheries resources, Nai lagoon I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầm Nại thuộc tỉnh Ninh Thuận là một trong 12 đầm phá ven biển nước ta, là đầm phá kiểu nhiệt đới khô hạn ven biển điển hình [4]. Đầm Nại nằm trong khu vực dân cư tập trung của 04 xã và 01 thị trấn bao quanh (Tri Hải, Phương Hải, Tân Hải, Hộ Hải và 01 thị trấn Khánh Hải của huyện Ninh Hải) với 1 2 trên 4.000 hộ và khoảng trên 30.000 nhân khẩu sống ven đầm có sinh kế phụ thuộc đáng kể vào tài nguyên của đầm [5]. Đầm Nại nằm sâu trong đất liền với diện tích tự nhiên khoảng 1.200 ha, có cửa thông ra biển với chiều dài khoảng 2km và rộng 140 ÷ 400 m [4]. Hàng năm, đầm Nại cung cấp cho dân cư trong khu vực này một khối lượng lớn về Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Khánh Hòa, Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản nguồn lợi thủy sản (NLTS) tự nhiên. Ngành thủy sản ở đầm Nại phát triển đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo việc làm, thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của nhân dân [3]. Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản nhỏ làm thức ăn cho các đối tượng nuôi ở các đìa và lồng bè trên địa bàn tăng lên, đã thúc đẩy ngư dân khai thác tận thu nên NLTS có xu hướng suy giảm, làm ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng ngư dân. Nghề khai thác thủy sản (KTTS) tại đầm Nại có quy mô nhỏ, đa nghề, phương tiện chủ yếu là thuyền thúng, tàu không lắp máy và một số ít phương tiện lắp máy có công suất dưới 20 CV. Hoạt động khai thác diễn ra quanh năm bằng các loại ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ và tính chọn lọc kém có tác động tiêu cực đến NLTS. Nghiên cứu hiện trạng ngư cụ sử dụng tại đầm Nại nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về cơ cấu nghề, quy mô ngư cụ và đánh giá mức độ vi phạm quy định về kích thước mắt lưới, phương thức khai thác trong hoạt động thủy sản. Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm cơ sở khoa học để cơ quan quản lý nghề cá và chính quyền địa phương lập kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức quản lý phù hợp, nhằm phát triển nghề KTTS theo hướng bền vững, ổn định sinh kế cho cộng đồng ngư dân. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Các loại ngư cụ được sử dụng KTTS tại đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận, gồm: Lưới rê 3 lớp, lưới đáy, lờ dây, te và câu. 2. Vật liệu nghiên cứu 2.1. Ngư cụ Khảo sát 5 loại ngư cụ, gồm: Lưới rê 3 lớp 30 mẫu, lưới đáy 7 mẫu, lờ dây 30 mẫu, te 15 mẫu, câu vàng 10 mẫu. 50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số 3/2017 2.2. Công cụ nghiên cứu - Thước đo: 01 chiếc thước cuộn loại 50,0 mét (Asaki AK - 2654) và 01 chiếc thước mica loại 1,0 mét. - Phiếu điều tra, khảo sát cho 5 loại ngư cụ. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Điều tra số liệu thứ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn các trưởng thôn, tổ trưởng các tổ tại 4 địa phương quanh đầm Nại. - Điều tra số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp ngư dân sử dụng ngư cụ với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. - Khảo sát các thông số kỹ thuật của ngư cụ được thực hiện trực tiếp trên mẫu vật. 3.2. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học trên công cụ Descriptive Statistics của phần mềm Microsoft Excel 2003. - Số liệu được tính toán và đánh giá dựa vào các giá trị thống kê như số học: Trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn. 3.3. Phương pháp đánh giá - Kích thước mắt lưới kéo căng (2a) được xác định theo TCVN 8393:2012 [2]. - Kích thước mắt lưới kéo căng được đánh giá dựa trên quy định tại Thông tư số 62/2008/ TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [1]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản 1.1. Biến động s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: