Danh mục

Thực trạng nguồn nhân lực tại các đơn vị y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.82 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân lực y tế có vai trò quyết định và quan trọng trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng để có những giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng được nhu cầu củng cố tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế dự phòng trong thời gian tới là một việc cần thiết hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nguồn nhân lực tại các đơn vị y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH LẠNG SƠN Lê Bích Thủy*, Đàm Thị Tuyết** * Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Lạng Sơn ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhân lực y tế có vai trò quyết định và quan trọng trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng để có những giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng đƣợc nhu cầu củng cố tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế dự phòng trong thời gian tới là một việc cần thiết hiện nay. Phƣơng pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập số liệu hồi cứu của các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn trong năm 2015 để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực y tế dự phòng của tỉnh. Kết quả: Cán bộ y tế dự phòng thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng so với định mức biên chế tại Thông tƣ 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007. So với mức tối thiểu tuyến tỉnh có 04 đơn vị đạt, tuyến huyện cả 11 đơn vị chƣa đạt; so với mức tối đa thì 100% các đơn vị tuyến tỉnh và tuyến huyện không đạt. Về cơ cấu theo các bộ phận chƣa phù hợp, bộ phận chuyên môn và quản lý hành chính vƣợt mức quy định (chuyên môn 118%, hành chính 109%), bộ phận xét nghiệm không đạt (34,5%). Về chuyên môn thì tỷ lệ bác sỹ cả tuyến tỉnh và huyện đều vƣợt (tỉnh 113,7%; huyện 106,7%) nhƣng kỹ thuật viên xét nghiệm lại rất thấp (tỉnh 44,6%, huyện 11,2%). Từ khóa: Nguồn nhân lực, y tế dự phòng, thiếu cán bộ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bao gồm cả phòng bệnh và chữa bệnh, trong đó ―dự phòng tích cực và chủ động‖ là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền y tế Việt Nam [2]. Trong những năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, mạng lƣới y tế không ngừng phát triển và mở rộng. Hoạt động y tế dự phòng (YTDP) cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu, các nguy cơ xấu ảnh hƣởng đến sức khỏe cũng giảm đáng kể, nhiều dịch bệnh nguy hiểm đƣợc khống chế và đẩy lùi, đặc biệt một số bệnh dịch mới, nguy hiểm nhƣ SARS, cúm AH5N1... tạo đƣợc uy tín lớn trên trƣờng quốc tế [3]. Hiện nay tình hình bệnh dịch trên Thế giới và trong nƣớc diễn biến phức tạp, mô hình bệnh tật thay đổi, đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng hoạt động của y tế dự phòng, trong đó việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định và quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đảng, Nhà nƣớc và Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực đầu tƣ cho y tế dự phòng về cơ sở vật chất, nhân lực, cơ chế chính sách, chiến lƣợc quy hoạch và phát triển hệ thống y tế dự phòng để từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; nhƣng thực trạng hệ thống YTDP có đáp ứng đƣợc yêu cầu trong khi mô hình tổ chức còn chƣa phù hợp và không ổn định [3] ; đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lƣợng và chất lƣợng chƣa cao, thiếu nhân lực đang là vấn đề ƣu tiên của ngành y tế nói chung và y tế dự phòng nói riêng đặc biệt là y tế dự phòng tuyến quận/huyện. Đó cũng là những vấn đề của hệ y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn; từ thực tế trên, để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực y tế dự phòng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Đánh giá thực trạng số lƣợng, trình độ và cơ cấu nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn năm 2015. 40 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Nhân lực đang công tác tại các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Sổ thống kê, báo cáo về nhân lực của các đơn vị y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn năm 2015. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên c u: Từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2016 - Địa điểm nghiên c u: Tại các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện của tỉnh Lạng Sơn 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên c u: Phương pháp mô tả cắt ngang; - Cỡ mẫu: Toàn bộ nhân lực đang công tác tại các đơn vị y tế dự phòng để đánh giá số lượng, trình độ và cơ cấu nhân lực y tế dự phòng của tỉnh Lạng Sơn. 2.4. Các chỉ số nghiên cứu: - Các chỉ số về số lƣợng nhân lực y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn; - Các chỉ số về trình độ nhân lực y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn; - Các chỉ số về cơ cấu nhân lực y tế dự phòng tỉnh Lạng Sơn. 2.5. Phƣơng pháp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: