Danh mục

Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 517.10 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh trẻ nhận thức tương đối đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này, đồng thời đã chú trọng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận 11, thành phố Hồ Chí Minh THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC XƯƠNG Trường mầm non tư thục Minh Anh,Quận 11, TPHCM Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh trẻ nhận thức tương đối đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này, đồng thời đã chú trọng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý hoạt động này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: Lực lượng tham gia quản lý còn mỏng; Quản lý nội dung, hình thức và phương pháp phối hợp, kiểm tra, đánh giá kết quả phối hợp, điều kiện hỗ trợ còn nhiều hạn chế và bất cập… Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập. Từ khoá: Quản lý, Quản lý hoạt động phối hợp, Gia đình, Nhà trường, Chăm sóc, Giáo dục, Trẻ mầm non. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và kinh tế xã hội đã kéo theo sự thay đổi và phát triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quan tâm chú trọng, đây là một nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần xây dựng một xã hội phát triển lành mạnh, văn minh, đồng thời là cơ sở để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, đóng góp vào sự thành công của công cuộc phát triển và đổi mới của đất nước. Đảng và Nhà nước, Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản tạo hành lang pháp lý nhằm nâng cao vai trò, vị trí của giáo dục mầm non trong chiến lược đào tạo con người. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua đã khẳng định mục tiêu cụ thể đối với giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp một. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục [1]. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 4(52)A/2019: tr.254-262 Ngày nhận bài: 12/6/2019; Hoàn thiện phản biện: 10/7/2019; Ngày nhận đăng: 15/7/201 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH... 255 Sự phối hợp giữa nhà trường (NT) và gia đình (GĐ) trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với hiệu quả giáo dục. A.X Macazenko (1888 – 1939), nhà giáo dục Nga đã khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục trẻ, trong đó, cha mẹ là người phải có trách nhiệm cùng với nhà trường và xã hội phối hợp trong việc thống nhất giáo dục trẻ [2]. Trong tác phẩm “Vấn đề về con người” của Jonh Dewey (1859-1952) - nhà giáo dục Mỹ viết năm 1946 đã khẳng định nếu không có sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình thì nền dân chủ không thể tồn tại lâu dài, càng không thể nói tới sự phát triển [3]. Như vậy, việc giáo dục, chăm sóc, bồi dưỡng, giáo dục rèn luyện các phẩm chất và năng lực của trẻ mầm non luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình của trẻ. Đồng thời, quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình cần được quan tâm, chú trọng và xác định đúng đắn mục tiêu quản lý; thực hiện nội dung; lựa chọn phương pháp, hình thức và kiểm tra - đánh giá hoạt động quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường Mầm non ngoài công lập trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã khảo sát 185 cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV), 186 phụ huynh (PH) của 11 trường Mầm non ngoài công lập. Các phương pháp được sử dụng là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn và phương pháp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: