Danh mục

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA.

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 523.79 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thanh tra viên chính - Thanh tra nhà nước Thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà nước về công tác thanh tra là hai hoạt động cơ bản, chủ yếu trong công tác thanh tra. Nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ và tác động qua lại với nhau. Hoạt động quản lý nhà nước có tính chất quyết định tới hiệu quả của công tác thanh tra
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA NGUYỄN VĂN KIM Thanh tra viên chính - Thanh tra nhà nước Thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà nước về công tác thanh tra là hai hoạt động cơ bản, chủ yếu trong công tác thanh tra. Nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ và tác động qua lại với nhau. Hoạt động quản lý nhà nước có tính chất quyết định tới hiệu quả của công tác thanh tra, hoạt động thanh tra có tác động hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý nhà nước. Thực tiễn cho thấy khi nào công tác tăng cường quản lý nhà nước được tăng cường và đẩy mạnh thì hoạt động thanh tra thu được nhiều kết quả, ngành Thanh tra khẳng định được vai trò quan trọng trong công tác quản lý của các cấp, các ngành. Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay, phục vụ thiết thực sự nghiệp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm tiến tới mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, thì việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh trà là yêu cầu cấp bách. Do đó, việc nghiên cứu đổi mới một cách toàn diện, triệt để tổ chức và hoạt động Thanh tra, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh tra Năm 1990, Pháp lệnh Thanh tra được ban hành, đây là văn bản pháp lý cao nhất, quan trọng nhất quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra. Pháp lệnh khẳng định vị trí, vai trò công tác thanh tra - là chức năng thiết yếu của công tác quản lý nhà nước. Tổ chức Thanh tra được thành lập thống nhất từ Trung ương đến địa phương, bao gồm: Thanh tra nhà nước, Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, quận. Hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh tra được quy định khá đầy đủ trong các Điều 11, 14, 17 và trong các quy định khác của Pháp lệnh. Nội dung hoạt động quản lý nhà nước được xác định cụ thể, tập trung nhất trong nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm nhiều nội dung, tuy chưa thật đầy đủ như quy định tại Nghị định 15/CP của Chính phủ, song đều tập trung nhằm xây dựng hệ thống Thanh tra vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, bảo đảm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về thanh tra được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả, phục vụ thiết thực cho công tác thanh tra. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của công tác thanh tra, công tác quản lý nhà nước của tổ chức Thanh tra nhà nước bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều bất cập. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra đòi hỏi cần xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Từ đó rút ra những nguyên nhân, đưa ra những giài pháp khắc phục, làm cơ sở nghiên cứu sửa đổi Pháp lệnh thanh tra để tiến tới xây dựng Luật Thanh tra. 2. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh tra hiện nay a. Về công tác tổ chức, xây dựng lực lượng Tuy không được ghi nhận cụ thể trong một điều luật nào, song tinh thần nội dung này được thể hiện xuyên suốt trong quy định của Pháp lệnh Thanh tra. Đó là nội dung chủ yếu, trọng tâm về quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra và có ý nghĩa quyết định, chi phối toàn bộ hoạt động thanh tra. Sau khi Pháp lệnh được thông qua, việc kiện toàn, tổ chức, xây dựng hệ thống Thanh tra vững mạnh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, dưới sự chỉ đạo của Tổng Thanh tra nhà nước, ngành Thanh tra đã tiến hành nhiều biện pháp để triển khai thực hiện. Thanh tra nhà nước ban hành, trình cấp có thẩm quyền nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức Thanh tra, như Nghị định quy định về tổ chức Thanh tra nhà nước (Nghị định 244/HĐBT), Nghị định quy định về Thanh tra viên (Nghị định 191/HĐBT), các thông tư quy định về chức danh, cán bộ, chế độ tiền lương, ngạch bậc Thanh tra viên v.v… Thanh tra nhà nước phối hợp với các bộ, ngành xúc tiến việc xây dựng và ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động làm cơ sở cho việc thành lập Thanh tra các bộ ngành, tiến hành các thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo và Thanh tra viên để kiện toàn tổ chức. Đến nay, ở các bộ, ngành đã có hệ thống các quy định khá đầy đủ về công tác thanh tra. Trong thời gian qua, Thanh tra nhà nước còn kịp thời phối hợp và có ý kiến với lãnh đạo các bộ, ngành, một số địa phương khắc phục tình trạng lồng ghép, sáp nhập thanh tra với các tổ chức khác. Bằng nhiều nỗ lực, trong thời gian không dài, hệ thống Thanh tra nhà nước đã cơ bản được hoàn chỉnh. Cho đến nay, ở 61 tỉnh thành, 28 bộ, ngành đã có tổ chức thanh tra, gần 1.000 tổ chức Thanh tra huyện, quận, sở ngành. Toàn ngành có trên 8.500 cán bộ, trong đó có trên 5.000 Thanh tra viên, 63,6% có trình độ đại học và trên đại học. - Đối với Thanh tra các bộ, ngành trung ương: Từ năm 1990 đến nay, mặc dù có nhiều biến động về việc xác định phạm vi cơ cấu tổ chức, nhưng nhìn chung, các bộ, ngành đều rất coi trọng đến công tác thanh tra, quan tâm đến việc kiện toàn tổ chức Thanh tra. Hầu hết các bộ, ngành đều đã thành lập tổ chức Thanh tra. Hầu hết các bộ, ngành đều đã thành lập tổ chức Thanh tra, đầu tư trang thiết bị, bố trí cán bộ có khả năng đảm đương nhiệm vụ này. Hiện nay, nhiều tổ chức Thanh tra được tổ chức tốt, hoạt động có hiệu quả, như Thanh tra các bộ, ngà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: