Danh mục

Thực trạng tài chính và triển khai tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.56 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thực trạng tài chính và triển khai tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập trình bày một số điểm chính về thực trạng tài chính và một số vấn đề khi thực hiện tự chủ tài chính trong trong các trường đại học công lập Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng tài chính và triển khai tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ TRIỂN KHAI TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Mai Thanh Phong Trường Đại học Bách Khoa-ĐHQG TP.HCM Theo Hiệp hội đại học Châu Âu (European University Association) (2012), tựchủ đại học bao gồm (i) tự chủ về tổ chức (organisational autonomy), (ii) tự chủ về tàichính (financial autonomy), (iii) tự chủ về nhân sự (staffing autonomy), (iv) tự chủ vềhọc thuật (academic autonomy). Trong đó, quyền tự chủ về tài chính cho phép trườngcó điều kiện huy động các nguồn lực và phân bổ nguồn tài chính để hiện thực hóanhững mục tiêu đặt ra. Tự chủ về tài chính thể hiện ở các nội dung cụ thể sau: quyếtđịnh mức học phí, trả lương cho giảng viên (theo thành tích nghiên cứu và giảng dạy),phân bổ ngân sách một cách độc lập, sở hữu bất động sản, tài sản tài chính, vay vốn,đầu tư ở thị trường tài chính. Một số trường đại học đã triển khai thực hiện thí điểm tựchủ đại học trong giai đoạn 2014-2017 theo tinh thần Nghị định 77/NĐ-CP ngày24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học cônglập giai đoạn 2014-2017. Cho đến nay, các trường đại học đang trong giai đoạn bắtđầu thực hiện tự chủ đại học theo Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày19/11/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực từ01/07/2019 và Nghị định hướng dẫn số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019. Bài viết nàytrình bày một số điểm chính về thực trạng tài chính và một số vấn đề khi thực hiện tựchủ tài chính trong trong các trường đại học công lập Việt Nam. 1. Thực trạng tài chính của các trường đại học công lập (ĐHCL) hiện nay Nguồn tài chính cho giáo dục đại học (GDĐH) bao gồm nguồn ngân sách nhànước (NSNN) và nguồn thu hợp pháp của các cơ sở GDĐH. Cơ chế tài chính GDĐH bao gồm chi NSNN cho GDĐH và phương pháp phânbổ NSNN cho GDĐH thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày25/4/2006 của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL);hiện nay là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơchế tự chủ của ĐVSNCL, trong đó có cơ sở GDĐH công lập. Cơ chế quản lý chi NSNNcho GDĐH (chi đầu tư và chi thường xuyên và phương pháp phân bổ NSNN choGDĐH) được thực hiện theo các quy định chung của Luật NSNN, Luật Đầu tư công vàcác văn bản hướng dẫn. Nguồn thu hợp pháp của các cơ sở GDĐH công lập bao gồmthu học phí; các khoản thu hợp pháp và nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định. Về nguyên tắc, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm đảm bảo cung cấp phần kinhphí quan trọng cho các trường ĐHCL kể cả khi trường đã thực hiện tự chủ tài chính.Tuy nhiên, việc cung cấp phần kinh phí này tới mức nào, theo cơ chế nào và tráchnhiệm của nhà trường đối với việc sử dụng phần kinh phí này như thế nào đối với mộttrường đại học cụ thể cần phải được nghiên cứu kỹ và xác định phù hợp, hiệu quả. Đốivới các cơ sở giáo dục được Nhà nước bao cấp 100% kinh phí thì vẫn cần và có thể xâydựng một cơ chế tự chủ về tài chính phù hợp và hiệu quả, đồng bộ với tự chủ về thựchiện nhiệm vụ chuyên môn và tự chủ về tổ chức, biên chế, nhân sự. 401 Do nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, việc tăng cường huyđộng và huy động có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho cơ sở GDĐH, hướng tới pháttriển nhanh, toàn diện và bền vững đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Khi có nguồn lựctài chính thì các trường đại học mới có cơ sở để phát triển các nguồn lực khác như cơ sởvật chất, con người vì đó chính là những yếu tố quyết định đến chất lượng của giáo dụcđại học, trong giai đoạn hiện nay giáo dục đại học đòi hỏi một nguồn lực tài chính rấtlớn. Theo thống kê, hiện nay, nguồn tài chính của các trường đại học công lập(ĐHCL) cơ bản là từ ngân sách nhà nước và thu từ học phí: + Ngân sách nhà nước chiếm từ 30% - 40% tổng thu của các trường ĐHCL hàngnăm. Do nguồn ngân sách được cấp là nguồn thu chủ yếu và lại phụ thuộc rất lớn vàoquy mô hay cụ thể hơn là số lượng sinh viên đầu vào của Trường, cho nên để gia tăngnguồn thu chỉ có thể có được khi tăng quy mô sinh viên. + Nguồn tài chính quan trọng thứ hai cho các trường là thu từ hoạt động sựnghiệp, bao gồm nguồn thu từ sinh viên và các nguồn thu khác chiếm khoảng 60% -70% tổng nguồn thu của các trường. Bình quân các trường đại học tự đảm bảo cân đốichi thường xuyên được khoảng 75% từ nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên, với tỷ lệ chithường xuyên này vẫn chưa thể đảm bảo đủ nguồn lực để tăng cường đầu tư cơ sở vậtchất và đảm bảo thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên hàng năm. Sau một t ...

Tài liệu được xem nhiều: