Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 200.10 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương với mục tiêu mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp định lượng, khảo sát trên tổng số 146 điều dưỡng tại 08 khoa lâm sàng và quan sát trực tiếp 292 mũi tiêm do điều dưỡng thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC THỰC TRẠNG THỰC HÀNH TIÊM TĨNH MẠCH AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Nguyễn Thị Hoài Thu Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương với mục tiêu mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp định lượng, khảo sát trên tổng số 146 điều dưỡng tại 08 khoa lâm sàng và quan sát trực tiếp 292 mũi tiêm do điều dưỡng thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 39,0% điều dưỡng có thực hành đạt về tiêm tĩnh mạch an toàn. Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy giới tính, tham gia tập huấn tại bệnh viện, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên (p < 0,05). Từ khóa: Tiêm tĩnh mạch an toàn, quy trình tiêm an toàn, điều dưỡng, bệnh viện Nhi Trung ương I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm không an toàn gây ra các tác động mang tính toàn cầu bao gồm: sức khỏe, kinh tế, gánh nặng tâm lý, xã hội và các lĩnh vực khác ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia...). Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) cho thấy tiêm không an toàn gây nên khoảng 250 ngàn trường hợp nhiễm HIV mới mỗi năm, chiếm khoảng 5% các trường hợp nhiễm HIV mới [1]. Tại các nước phát triển, tiêm không an toàn gây nên khoảng 1/3 những trường hợp nhiễm mới virus viêm gan B và là nguyên nhân chủ yếu của những trường hợp nhiễm virus viêm gan C, gây nên khoảng 2 triệu trường hợp nhiễm mới mỗi năm chiếm trên 40% những trường hợp nhiễm virus viêm gan C [2]. Đối với nhân viên y tế, mũi tiêm không an toàn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường mà chủ yếu là những bệnh lây qua đường máu như: viêm gan B, C^một mắt xích quan trọng của quá trình lây bệnh từ người bệnh sang nhân viên y tế qua đường máu là các tai nạn do vật sắc nhọn. Theo WHO, đối tượng bị tai nạn nghề nghiệp do kim đâm vào tay chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dưỡng (44 - 72%) [3; 4]. Dolan và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng các nhân viên phải có kiến thức, đào tạo và thiết bị dễ thực hiện các thủ thuật tiêm truyền một cách an toàn [5]. Tiêm là kỹ thuật đòi hỏi sự an toàn và được thực hiện nhiều nhất trong công việc của người điều dưỡng, vì vậy việc tuân thủ quy trình tiêm an toàn là bắt buộc đối với điều dưỡng viên nhằm đảm bảo an toàn người bệnh. Trong thông tư 07/2011/TT-BYT năm 2011 của Bộ Y tế cũng bao gồm các nội dung liên quan đến tiêm an toàn trong công tác chăm sóc người bệnh [6]. Thực hành tiêm an toàn đã được hướng dẫn cụ thể thông qua Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Hoài Thu, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: nguyenhoaithu@hmu.edu.vn Ngày nhận: 21/3/2018 Ngày được chấp thuận: 5/6/2018 TCNCYH 112 (3) - 2018 quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” nhằm nâng cao việc tuân thủ quy trình tiêm an toàn của 101 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC điều dưỡng, cũng như đạt được các Chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam [7; 8]. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm “mô tả thực trạng tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 5. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng bảng kiểm quan sát 02 lần thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch của mỗi điều dưỡng tại 08 khoa lựa chọn vào nghiên cứu. Sau đó, sử dụng bộ câu hỏi phát vấn tìm hiểu phương tiện, dụng cụ sử dụng trong tiêm an toàn của điều dưỡng. Các công cụ nghiên cứu được thiết kế, thử nghiệm và điều chỉnh phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu. 1. Đối tượng Điều dưỡng chăm sóc người bệnh trực tiếp hiện đang làm việc tại 08 khoa lâm sàng của bệnh viện Nhi Trung ương (Khoa Hồi sức cấp cứu; Hồi sức Ngoại; Tự nguyện A; Tự nguyện B; Tự nguyện C; Hô hấp A20; Tiêu hóa A7; Chấn thương chỉnh hình). 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 30 tháng 6 năm 2017 tại bệnh viện Nhi Trung ương. Người quan sát là các điều dưỡng trưởng của các khoa, được tập huấn về quy trình tiêm an toàn, kỹ năng quan sát và sử dụng bảng kiểm. 6. Bộ công cụ và các biến số nghiên cứu Các biến số về tuân thủ quy trình tiêm an toàn được xây dựng theo quy định của Bộ Y tế về thực hiện mũi tiêm an toàn, gồm 20 tiêu chuẩn bao gồm các nội dung về chuẩn bị phương tiện dụng cụ tiêm; kiểm soát nhiễm 3. Thiết kế nghiên cứu khuẩn; kỹ thuật tiêm; giao tiếp với người bệnh; Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử đảm bảo an toàn. Tài liệu hướng dẫn được dụng phương pháp định lượng. 4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Chọn toàn bộ 146 điều dưỡng tại 08 khoa ban hành kèm theo quyết định số 3671/QĐBYT ngày 27 thá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC THỰC TRẠNG THỰC HÀNH TIÊM TĨNH MẠCH AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Nguyễn Thị Hoài Thu Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương với mục tiêu mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp định lượng, khảo sát trên tổng số 146 điều dưỡng tại 08 khoa lâm sàng và quan sát trực tiếp 292 mũi tiêm do điều dưỡng thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 39,0% điều dưỡng có thực hành đạt về tiêm tĩnh mạch an toàn. Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy giới tính, tham gia tập huấn tại bệnh viện, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên (p < 0,05). Từ khóa: Tiêm tĩnh mạch an toàn, quy trình tiêm an toàn, điều dưỡng, bệnh viện Nhi Trung ương I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm không an toàn gây ra các tác động mang tính toàn cầu bao gồm: sức khỏe, kinh tế, gánh nặng tâm lý, xã hội và các lĩnh vực khác ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia...). Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) cho thấy tiêm không an toàn gây nên khoảng 250 ngàn trường hợp nhiễm HIV mới mỗi năm, chiếm khoảng 5% các trường hợp nhiễm HIV mới [1]. Tại các nước phát triển, tiêm không an toàn gây nên khoảng 1/3 những trường hợp nhiễm mới virus viêm gan B và là nguyên nhân chủ yếu của những trường hợp nhiễm virus viêm gan C, gây nên khoảng 2 triệu trường hợp nhiễm mới mỗi năm chiếm trên 40% những trường hợp nhiễm virus viêm gan C [2]. Đối với nhân viên y tế, mũi tiêm không an toàn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường mà chủ yếu là những bệnh lây qua đường máu như: viêm gan B, C^một mắt xích quan trọng của quá trình lây bệnh từ người bệnh sang nhân viên y tế qua đường máu là các tai nạn do vật sắc nhọn. Theo WHO, đối tượng bị tai nạn nghề nghiệp do kim đâm vào tay chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dưỡng (44 - 72%) [3; 4]. Dolan và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng các nhân viên phải có kiến thức, đào tạo và thiết bị dễ thực hiện các thủ thuật tiêm truyền một cách an toàn [5]. Tiêm là kỹ thuật đòi hỏi sự an toàn và được thực hiện nhiều nhất trong công việc của người điều dưỡng, vì vậy việc tuân thủ quy trình tiêm an toàn là bắt buộc đối với điều dưỡng viên nhằm đảm bảo an toàn người bệnh. Trong thông tư 07/2011/TT-BYT năm 2011 của Bộ Y tế cũng bao gồm các nội dung liên quan đến tiêm an toàn trong công tác chăm sóc người bệnh [6]. Thực hành tiêm an toàn đã được hướng dẫn cụ thể thông qua Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Hoài Thu, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: nguyenhoaithu@hmu.edu.vn Ngày nhận: 21/3/2018 Ngày được chấp thuận: 5/6/2018 TCNCYH 112 (3) - 2018 quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” nhằm nâng cao việc tuân thủ quy trình tiêm an toàn của 101 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC điều dưỡng, cũng như đạt được các Chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam [7; 8]. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm “mô tả thực trạng tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 5. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng bảng kiểm quan sát 02 lần thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch của mỗi điều dưỡng tại 08 khoa lựa chọn vào nghiên cứu. Sau đó, sử dụng bộ câu hỏi phát vấn tìm hiểu phương tiện, dụng cụ sử dụng trong tiêm an toàn của điều dưỡng. Các công cụ nghiên cứu được thiết kế, thử nghiệm và điều chỉnh phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu. 1. Đối tượng Điều dưỡng chăm sóc người bệnh trực tiếp hiện đang làm việc tại 08 khoa lâm sàng của bệnh viện Nhi Trung ương (Khoa Hồi sức cấp cứu; Hồi sức Ngoại; Tự nguyện A; Tự nguyện B; Tự nguyện C; Hô hấp A20; Tiêu hóa A7; Chấn thương chỉnh hình). 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 30 tháng 6 năm 2017 tại bệnh viện Nhi Trung ương. Người quan sát là các điều dưỡng trưởng của các khoa, được tập huấn về quy trình tiêm an toàn, kỹ năng quan sát và sử dụng bảng kiểm. 6. Bộ công cụ và các biến số nghiên cứu Các biến số về tuân thủ quy trình tiêm an toàn được xây dựng theo quy định của Bộ Y tế về thực hiện mũi tiêm an toàn, gồm 20 tiêu chuẩn bao gồm các nội dung về chuẩn bị phương tiện dụng cụ tiêm; kiểm soát nhiễm 3. Thiết kế nghiên cứu khuẩn; kỹ thuật tiêm; giao tiếp với người bệnh; Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử đảm bảo an toàn. Tài liệu hướng dẫn được dụng phương pháp định lượng. 4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Chọn toàn bộ 146 điều dưỡng tại 08 khoa ban hành kèm theo quyết định số 3671/QĐBYT ngày 27 thá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí nghiên cứu y học Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn Bệnh viện Nhi Trung ương Tĩnh mạch an toàn Quy trình tiêm an toànGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 204 0 0
-
8 trang 184 0 0
-
Kết quả bước đầu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam
10 trang 181 0 0 -
10 trang 167 0 0
-
82 trang 68 0 0
-
Giá trị oxit nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em
7 trang 48 0 0 -
Già hóa chủ động của người cao tuổi tại Hà Nội năm 2018 và một số yếu tố liên quan
7 trang 42 0 0 -
8 trang 40 0 0
-
Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018
6 trang 36 0 0 -
9 trang 30 0 0