Danh mục

Thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.27 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này đề cập đến kết quả nghiên cứu gần đây của chúng tôi. Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó trên mẫu gồm 350 sinh viên thuộc các khoa khác nhau ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà NộiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0042Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 161-170This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnTHỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Đào Thị Oanh1 , Trịnh Phương Anh2 1 Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Bộ môn tiếng Nga, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tự học được xác định là năng lực cốt lõi cần được hình thành và phát triển ở học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm phát triển năng lực người học. Trong khi đó, tự học hiệu quả là vấn đề lớn mà sinh viên đại học đang phải đối mặt. Bài báo này đề cập đến kết quả nghiên cứu gần đây của chúng tôi. Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó trên mẫu gồm 350 sinh viên thuộc các khoa khác nhau ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ khóa: Tự học, hoạt động tự học, sinh viên đại học sư phạm, hoạt động tự học của sinh viên đại học sư phạm, tính hiệu quả.1. Mở đầu Phương thức đào tạo theo học chế tín có bản chất là phát huy tính tích cực chủ động ở ngườihọc, trong đó có tự học như là yếu tố quyết định thành tích học tập của sinh viên đại học. Bêncạnh đó, đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta nhấn mạnh vào phát triển năng lực tự học ở họcsinh như là người biết tự tổ chức, tự quản lí hiệu quả hoạt động học tập của bản thân còn giáo viênđóng vai trò hỗ trợ. Điều này đặt ra yêu cầu hết sức rõ ràng đối với công tác đào tạo giáo viên bởitự học là một trong những yếu tố cơ bản của nghề dạy học [2, 3] và đây sẽ là một nội dung quantrọng mà sinh viên sư phạm cần được rèn luyện, phát triển nhằm đáp ứng nghề nghiệp tương lai.Tự học là điều kiện vật chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làmcho sinh viên tự tin vào bản thân mình, phát triển hứng thú và duy trì tính tích cực nhận thức, rènluyện những phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết một cách khoahọc những vấn đề do thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp đặt ra [9]. Tầm quan trọng của vấn đề đã thu hút sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu giáo dục thời giangần đây nhằm làm rõ những khía cạnh cần khắc phục trong thực trạng cũng như các yếu tố ảnhhưởng đến việc tự học của sinh viên [1, 5, 6, 8, 10]. Theo đó, kết quả đánh giá của giảng viên chothấy sinh viên gặp khó khăn nhiều nhất trong kĩ năng tìm, nghiên cứu tài liệu học tập (2,50đ/5đ);trong sử dụng các phương pháp tự học hiệu quả như tham gia nghiên cứu khoa học chẳng hạnNgày nhận bài: 10/12/2016. Ngày nhận đăng: 25/2/2017.Liên hệ: Trịnh Phương Anh, e-mail: phanh1001@yahoo.com 161 Đào Thị Oanh(2,64đ/5đ) [1, 6]; trong dành thời gian vật chất trung bình cho việc tự học ở nhà: phổ biến là từ1-dưới 2giờ (36,9%) và từ 2-dưới 3giờ (18,9%); còn lại có tới 64/214 (29,9%) sinh viên dành íthơn 1giờ cho việc học ở nhà và chỉ có 4,2% sinh viên dành ra trên 4giờ cho việc tự học hàng ngày[8]. Sinh viên cũng tự đánh giá thấp nhất ở kĩ năng chuẩn bị tâm thế-động cơ tự học (2,38đ/5đ),ở kĩ năng chuẩn bị phương tiện/điều kiện tự học (2,30đ/5đ) và ở kĩ năng xây dựng chế độ học tậpnghỉ ngơi khoa học (2,40đ/5đ). . . [1, 5]. Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra một số yếu tố cơ bản củaviệc tự học kém hiệu quả như: thiếu môi trường học tập tích cực, không được hướng dẫn kĩ năngtự học, thiếu các điều kiện cần thiết cho việc tự học như tài liệu, chỗ học,. . . Đặc biệt hầu hết sinhviên trong mẫu nghiên cứu đều bày tỏ mong muốn được hướng dẫn về các kĩ năng học tập hiệuquả. Đối với sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để có thể tìm ra những cách thức hướngdẫn sinh viên tự học hiệu quả thì việc hiểu được thực trạng tự học hiện nay của sinh viên là hếtsức cần thiết. Nhất là khi tiếp cận nghiên cứu vấn đề theo một cách mới, đó là tiếp cận tâm lí học.Theo đó, hoạt động tự học là một hoạt động tâm lí – nhận thức vì thế muốn hoạt động đó có hiệuquả thì nhất định người học phải biết vận dụng các yếu tố tâm lí vào quá trình tự học. Những kếtquả thu được sẽ là gợi ý tốt để nhóm nghiên cứu xây dựng các nội dung bồi dưỡng cho sinh viênTrường Đại học Sư phạm Hà Nội về các kĩ năng tự học hiệu quả.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số khái niệm cơ bản a/ Khái niệm Tự học có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Trong nghiên cứu này, tự học được hiểutheo nghĩa hẹp, theo đó, tự học là quá trình người học giải quyết các nhiệm vụ học tập theo yêucầu của giáo viên ở ngoài giờ học trên lớp, hay, là quá trình người học tự giác, độc lập giải quyếtmột cách hiệu quả những nhiệm vụ học tập mà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: