Danh mục

Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 373.11 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Du lịch cộng đồng là một trong các loại hình và phương thức sản xuất giúp cộng đồng phát triển bền vững dựa trên cơ sở dựa vào cộng đồng địa phương chủ động bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng một số điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên, xác định các vấn đề tồn tại chính, từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọng Trường Đại học Tây Bắc Email: namgiang@utb.edu.vn Tóm tắt: Du lịch cộng đồng là một trong các loại hình và phương thức sản xuất giúp cộng đồng phát triển bềnvững dựa trên cơ sở dựa vào cộng đồng địa phương chủ động bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường tự nhiên vàvăn hóa bản địa. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng một số điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên, xác địnhcác vấn đề tồn tại chính, từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển bền vững du lịch cộng đồng tạitỉnh Điện Biên. Từ khoá: Du lịch cộng đồng, phát triển bền vững, tỉnh Điện Biên.1. GIỚI THIỆU Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” (Community-based tourism - CBT) bắt nguồn từ loại hình du lịch làng bản,xuất hiện vào những năm 1970, khi một số khách du lịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu văn hóa kếthợp với khám phá tự nhiên. Thông thường các hoạt động du lịch này thường được tổ chức ở những khu vực rừngnúi còn mang tính tự nhiên hoang dã, có hệ sinh thái đa dạng,… nhưng còn hẻo lánh, thưa thớt dân cư. Điều nàydẫn đến việc khách du lịch gặp khó khăn rất nhiều về vấn đề giao thông, điều kiện sinh hoạt, thông tin hay cácđiều kiện hỗ trợ cho hoạt động du lịch khác. Khi đó, khách du lịch cần sự hỗ trợ của người dân bản xứ: dẫn đường,cung cấp đồ ăn, chỗ ngủ,… Khách du lịch đã đưa ra cách gọi đầu tiên đó là “những chuyến du lịch có sự hỗ trợcủa người dân bản xứ”. Đó chính là tiền đề cho khái niệm du lịch cộng đồng sau này.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp báo cáo, dữ liệu thống kê từ các cơ quan quảnlý nhà nước về du lịch tỉnh Điện Biên nhằm phân tích đánh giá về lượt khách, doanh thu, nguồn nhân lực du lịch, cơsở hạ tầng phục vụ du lịch; phương pháp khảo sát quan sát thực địa một số điểm bản du lịch cộng đồng; sử dụngphương pháp điều tra xã hội học khảo sát qua Bảng hỏi với 200 khách du lịch đến với Điện Biên để lấy ý kiến đánhgiá về hiện trạng và sự hài lòng của khách về hoạt động du lịch cộng đồng.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Thực trạng về số điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên Là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch, ngoài các di tích lịch sử, Điện Biên còn có nền văn hóa phong phúcủa 19 dân tộc, phong cảnh thiên nhiên đẹp với hệ thống hang động nguyên sơ. Đây là tiềm năng, lợi thế để pháttriển du lịch cộng đồng, đây là loại hình du lịch gắn với đời sống của người dân, trong đó có các dịch vụ như: ăn,ở cùng nhà dân, du khách sẽ được sống cùng người dân, hòa mình vào những công việc thường ngày của họ vàtìm hiểu phong tục tập quán truyền thống, ẩm thực, văn hóa nghệ thuật tại địa phương. Ở các bản văn hóa, tiềmnăng văn hóa phi vật thể cũng là thế mạnh để phát triển du lịch, điều đó được thể hiện qua phong tục tập quán, đờisống sinh hoạt, lễ hội của đồng bào các dân tộc. Chủ trương phát triển du lịch công đồng tại các bản văn hóa là điều kiện tốt để cải thiện đời sống vật chất vàtinh thần cho nhân dân đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, nhiều gia đình đã chủ độngcải tạo, nâng cấp nhà cửa, đặc biệt là khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, khôiphục các làng nghề thủ công truyền thống, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, phục dựng lại một số lễ hộitruyền thống,… Các bản đều hoạt động theo mô hình chung, lập ra một đội từ 15 - 20 người chuyên hướng dẫnkhách tham quan, phục vụ ẩm thực, văn nghệ. Cùng với các địa phương khác thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Điện Biên đang từng bước khai thác tiềmnăng, thế mạnh để phát triển loại hình du lịch cộng đồng nhằm tạo cơ hội cho người dân làm chủ đồng thời hưởnglợi từ tài nguyên, văn hóa và danh thắng. Đây là hướng đi đúng đắn không chỉ nâng cao đời sống vật chất cho bà584 Phan Nam Giang, Hoàng Xuân Trọngcon thôn bản mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống độc đáo của các dân tộcĐiện Biên. Đơn vị tính: điểm du lịch 14 12 13 12 10 10 8 6 4 2 0 2016 2017 2018 Hình 1. Số lượng điểm du lịch cộng đồng tại Điện Biên (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên) Trong giai đoạn 2016 – 2018, số lượng điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên đã có sự gia tăng, từ 10điểm năm 2016 lên 13 điểm năm 2018. Các điểm du lịch cộng đồng này đa số tập trung tại khu vực xung quanhthành phố Điện Biên phủ nên khá thuận lợi trong việc di chuyển của du khách tới các điểm này.3.2. Thực trạng về doanh thu từ hoạt động du lịch Trong giai đoạn 2016 - 2018 lượng khách du lịch đến Điện Biên ngày càng đông, số lượng khách năm 2017tăng 25 % so với năm 2016, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 150 tỷ đồng. Đặc biệt là khách đến ở lâu hơn,khách đến với nhiều hoạt động trải nghiệm và nhiều địa chỉ đến tham quan, khám phá nên mức chi tiêu cũng lớnhơn. Gó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: