Danh mục

Thực trạng và định hướng quy hoạch, phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh trên địa bàn Quận 2 và các giải pháp hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông, kênh vào năm 2025

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.17 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày hiện trạng kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh trên địa bàn quận 2; định hướng quy hoạch, phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và định hướng quy hoạch, phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh trên địa bàn Quận 2 và các giải pháp hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông, kênh vào năm 2025 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN KÈ BỜ SÔNG SÀI GÒN VÀ SÔNG, KÊNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2 VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH CƠ BẢN KÈ SÔNG SÀI GÒN, SÔNG, KÊNH VÀO NĂM 2025 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 Quận 2 được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Thủ Đức với vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, có mạng lưới sông, rạch dày đặc với 46 tuyến với tổng chiều dài 102,647 km, trong đó có 07 tuyến có chức năng giao thông thủy với chiều dài 48,9 km và 02 tuyến đường thủy nội địa Quốc gia (sông Sài Gòn dài khoảng 22 km và sông Đồng Nai dài khoảng 06 km). Phần lớn các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn Quận 2 có chức năng giao thông thủy kết nối thuận lợi theo cả 04 hướng Đông, Tây, Nam Bắc để đi đến các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kết nối giao thương Quốc tế (Tân cảng Cát Lái). Đặc biệt, có các tuyến sông, kênh, rạch chảy sâu vào khu vực trung tâm Quận 2, tạo nên không gian, cảnh quan kiến trúc sông nước đặc thù vùng Nam Bộ; với tiềm năng thuận lợi phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa và phát triển du lịch bằng đường thủy. Thời gian qua, bộ mặt đô thị của Quận 2 đã có nhiều thay đổi, mang một diện mạo mới về văn minh và hiện đại, đó là kết quả của sự phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân Quận 2 kể từ khi thành lập quận đến nay với các thành tựu nội bật trong lĩnh vực phát triển đô thị, cụ thể như các dự án hạ tầng kỹ thuật kết hợp chỉnh trang đô thị trên các tuyến sông, kênh, rạch tạo nên các công trình cảnh quan và kiến trúc đẹp cho đô thị mới phát triển. Đồng thời, mang lại môi trường sống xanh, sạch cho người dân khu vực dọc sông, kênh, rạch. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng nhiều để phát huy lợi thế, tiềm năng vốn có của Quận 2 về hệ thống sông, kênh, rạch do còn một số hạn chế như: - Tình trạng môi trường ô nhiễm, rác thải nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khai thác vận tải các tuyến sông, kênh, rạch nội thành. - Tồn tại các công trình vượt sông đã được xây dựng từ lâu có tĩnh không, khẩu độ không đảm bảo để khai thác vận tải đường thủy (như cầu Giồng Ông Tố 1, cầu cống đập Rạch Chiếc (còn gọi là cầu Nam Lý). - Đặc biệt hệ thống kè bờ, bến thủy nội địa trên các tuyến sông, kênh của Quận 2 chưa được đầu tư đồng bộ phục vụ chỉnh trang đô thị và tạo mỹ quan đô thị. 1. Hiện trạng kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh trên địa bàn quận 2 1.1. Hiện trạng kè bờ sông Sài Gòn: Sông Sài Gòn tiếp giáp Quận 2 có chiều dài khoảng 22km bắt đầu từ sông Rạch Chiếc đến ngã 3 Đèn Đỏ (sông Sài Gòn - sông Đồng Nai). Trong đó, có 14,8km là tuyến hàng hải (từ ngã 3 Đèn Đỏ đến ngã 3 rạch Thị Nghè) và 7,2km là tuyến đường thủy nội địa Quốc gia (từ ngã 3 rạch Thị Nghè đến giáp sông Rạch Chiếc). Hiện trạng kè bờ sông Sài Gòn hiện nay như sau: - Đoạn sông Sài Gòn từ ngã 3 Đèn Đỏ đến cầu Thủ Thiêm có chiều dài 15km, trong đó 2,7km đã xây dựng kè với kết cấu gồm 04 đoạn kè đứng loại bê tông dự ứng lực, 01 đoạn kè đứng dạng 245 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 tường chắn bê tông cốt thép, 02 đoạn kè mái nghiêng viên thảm bê tông và 01 đoạn kè mái nghiêng loại đá hộc (tại khu vực Đô thị mới Thủ Thiêm được xây dựng đã lâu và đang xuống cấp). - Đoạn sông Sài Gòn từ cầu Thủ Thiêm đến cầu Sài Gòn có chiều dài 1,8km, trong đó 1,39Km đã xây dựng kè với kết cấu gồm 02 đoạn kè đứng dạng tường chắn bê tông cốt thép, 02 đoạn kè mái nghiêng loại viên thảm bê tông và 04 đoạn kè mái nghiêng loại đá hộc. - Đoạn sông Sài Gòn từ cầu Sài Gòn đến ngã 3 rạch Chiếc có chiều dài 06km, trong đó 8,7km đã xây dựng kè với kết cấu gồm 03 đoạn kè đứng loại bê tông dự ứng lực, 06 đoạn kè đứng loại bê tông cốt thép, 08 đoạn kè mái nghiêng loại viên thảm bê tông và 06 đoạn kè mái nghiêng loại đá hộc (tại khu vực phường Thảo Điền, Bình An được xây dựng đã lâu và đang xuống cấp). Như vậy, tuyến sông Sài Gòn thuộc địa bàn quận 2 với chiều dài khoảng 22km đã được được đầu tư 12,79 km kè bờ, còn lại khoảng 9,21km đường bờ chưa được đầu tư xây dựng kè. Các đoạn kè nằm rải rác (ngoại trừ khu vực bán đảo Thảo Điền – khu phố 4, phường An Phú) do nhiều chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân xây dựng không đồng bộ. 1.2 Hiện trạng kè bờ trên các tuyến sông, kênh, rạch: - Sông Rạch Chiếc có chiều dài khoảng 3,1km, trong đó 0,45km đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến sông Sài Gòn đang được đầu tư xây dựng kè, đoạn còn lại chưa được đầu tư xây dựng kè. - Sông, rạch Giồng Ông Tố và các chi lưu: Chiều dài đoạn chính khoảng 3,1km, trong đó 2,6km đã được xây dựng kè đá hộc (tính cả 02 bờ), tuy nhiên tuyến kè này nằm rải rác do nhiều chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân xây dựng không đồng bộ. Hàng năm, Sở Giao thông Vận tải giao Trung tâm Quản lý đường thủy tổ chức duy tu đảm bảo tính ổn định của tuyến kè đã được phân cấp quản lý. Như vậy, các tuyến sông, kênh, rạch quận 2 đã được đầu tư 3,05km kè/53,747km, còn lại khoảng 50km đường bờ chưa được xây dựng kè. 2. Một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các dự án xây dựng kè bờ kết hợp chỉnh trang đô thị hiện nay: Tín ...

Tài liệu được xem nhiều: