Danh mục

Thực trạng và định hướng xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2020-2025

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.31 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày thực trạng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp về số lượng, chất lượng, chế độ, chính sách; xác định quan điểm, mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2020-2025 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và định hướng xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2020-2025 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2020-2025 Trần Văn Nịch* TÓM TẮT: Bài viết trình bày thực trạng đội ngũ nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp về số lượng, chất lượng, chế độ, chính sách; xác định quan điểm, mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2020-2025 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Từ khóa: nhà giáo, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, trong đó có đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được quan tâm, chú trọng. Vai trò của nhà giáo trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả đào tạo ngày càng được khẳng định. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 đã xác định “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là một trong 2 giải pháp đột phá để thực hiện Chiến lược; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 coi “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục” là giải pháp then chốt để thực hiện Chiến lược. Giai đoạn 2011-2019, thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề và Chiến lược phát triển giáo dục, chất lượng đội ngũ nhà giáo ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của phát triển GDNN nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN giai đoạn 2020-2025, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong cơ sở GDNN (sau đây gọi chung là nhà giáo GDNN) cần phải được đổi mới một cách toàn diện từ việc hoàn thiện chế độ, chính sách; đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; đổi mới hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đến việc quản lý, sử dụng nhà giáo. * Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 515 I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 1. Về số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN Tính đến tháng 12 năm 2018, cả nước có 86.910 nhà giáo đang giảng dạy 2.957 cơ sở hoạt động GDNN272, trong đó có: 38.086 nhà giáo giảng dạy trong trường cao đẳng; 18.328 nhà giáo giảng dạy trong trường trung cấp và 15.571 nhà giáo giảng dạy trong trung tâm GDNN; 14.925 nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở khác có tham gia hoạt động GDNN. Chất lượng nhà giáo GDNN từng bước được nâng lên cả về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm: + Về trình độ chuyên môn: 100% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó, 31,7 % nhà giáo có trình độ trên đại học; 60,1% nhà giáo có trình độ đại học, cao đẳng hoặc cao đẳng nghề và 8,2% nhà giáo có trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; + Về nghiệp vụ sư phạm: 92% nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, 85% nhà giáo giảng dạy trong các trường trung cấp và 75% nhà giáo giảng dạy trong các trung tâm GDNN đạt chuẩn về Nghiệp vụ sư phạm; + Về kỹ năng nghề: Khoảng 70% nhà giáo GDNN đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành, dạy tích hợp; + Trình độ ngoại ngữ: Khoảng 19,1% nhà giáo có trình độ ngoại ngữ B trở lên, trong đó, trình độ B1 Châu Âu hoặc tương đương trở lên chiếm khoảng 3,7%; + Trình độ tin học: Khoảng 71,34% nhà giáo có trình độ công nghệ thông tin cơ bản; + Phẩm chất, đạo đức: Hầu hết nhà giáo có phẩm chất, đạo đức tốt, tận tụy với sự nghiệp đào tạo, GDNN. Một số nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và các giải thưởng cao quý khác, hàng ngàn nhà giáo được công nhận nhà giáo dạy giỏi các cấp. Bên cạnh những mặt mạnh, chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN vẫn còn nhiều bất cập, thể hiện ở một số khía cạnh sau: - Trình độ kỹ năng nghề của nhà giáo nhìn chung còn hạn chế. Tỷ lệ nhà giáo vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành thấp (khoảng 51%); nhà giáo dạy lý thuyết hạn chế về kỹ năng nghề, nhà giáo dạy thực hành hạn chế kiến thức chuyên môn. Đây là một thách thức lớn của đội ngũ nhà giáo trong việc đáp ứng 272 2.957 cơ sở hoạt động GDNN, trong đó có: 394 trường cao đẳng, 515 trường trung cấp, 1.045 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 1.003 cơ sở khác có tham gia hoạt động GDNN (Nguồn: Vụ KHTC, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp). 516 yêu cầu đổi mới GDNN khi mà yêu cầu có ít nhất là 65% giáo viên ở các trường cao đẳng và 60% giáo viên ở trường trung cấp vừa phải dạy được lý ...

Tài liệu được xem nhiều: