Danh mục

Thực trạng và giải pháp hoạt động tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.78 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung nghiên cứu các chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng, Chính phủ phát triển hoạt động tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó có có vùng Tây Bắc, kết quả thực hiện tín dụng của Nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam thực hiện, cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đưa ra khuyến nghị giải pháp tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, phát triển kênh tín dụng chính sách xã hội đến đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp hoạt động tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững vùng Tây Bắc Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC Nguyễn Văn Hưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Email: vanhuong75@gmail.com Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu các chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng, Chính phủ phát triển hoạt động tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó có có vùng Tây Bắc, kết quả thực hiện tín dụng của Nhà nước do Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam thực hiện, cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đưa ra khuyến nghị giải pháp tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, phát triển kênh tín dụng chính sách xã hội đến đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển bền vững. Từ khóa: Dân tộc thiểu số, tín dụng chính sách, phát triển bền vững, Tây Bắc. 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Một trong những thành công lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đó là cải thiện điều kiện sống, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), giảm tỷ lệ hộ nghèo đối với khu vực này, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội các khu vực vùng miền núi, vùng khó khăn, trong đó có vùng Tây Bắc. Giải pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu đó, chính là cho vay vốn ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số thông qua kênh tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam. Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, phân tích, tổng hợp, quy nạp và so sánh dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp, tư liệu, báo cáo của các cơ quan chức năng khác nhau của Việt Nam có liên quan đối với đồng bào dân tộc thiểu số qua kênh tín dụng của NHCSXH Việt Nam, trao đổi với một số chuyên gia, với cán bộ ngân hàng, để đưa ra các nhận xét, đánh giá theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết. 2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ƯU ĐÃI HỖ TRỢ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN 2.1. Chủ trương và chính sách Thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, đặc biệt là các giải pháp tài chính, tín dụng ưu đãi đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sinh hoạt một cách bền vững. Tiếp tục khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn đối với cộng đồng dân tộc (CSDT), cũng như đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào DTTS,…”. [Chính phủ (2012-9/2020)]. Thực hiện nội dung nghị quyết nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành CSDT giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nhiều chỉ đạo rất quan trọng cho vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài những chính sách nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành thêm một số chính sách đặc thù cho vùng DTTS và miền núi, như: Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016 - 2020; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025; Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); Chính sách bảo vệ phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2016 - 2020;… [Chính phủ (2012-9/2020)]. Thực trạng và giải pháp hoạt động tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số 591 góp phần phát triển bền vững vùng Tây Bắc Riêng về chính sách tín dụng nhà nước do NHCSXH Việt Nam đang triển khai đối với đồng bào DTTS, có rất nhiều, có những chính sách chung về cho vay đối tượng chính sách xã hội mà trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số, như: Cho vay ưu đãi hộ nghèo - Nghị định số 78/2002; Cho vay hộ cận nghèo - Quyết định số 15/2013; Cho vay hộ mới thoát nghèo - Quyết định số 28/2015; Cho vay HSSV - Quyết định số 157/2007; Cho vay NS&VSMTNT -Quyết định số 62/2004; Cho vay giải quyết việc làm - Nghị định số 61/2015; Cho vay xuất khẩu lao động - Nghị định số 61/2015; Cho vay DTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài - Quyết định số 365/2004;… Chính phủ còn có các chính sách cho vay riêng, rất cụ thể đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, như: Cho vay hộ DTTS ĐBKK - Quyết định số 32/2007; Cho vay hộ DTTS ĐBKK - Quyết định số 54/2012; Cho vay hộ DTTS nghèo ĐB sông Cửu Long - Quyết định số 74/2008; Cho vay hộ DTTS nghèo ĐB sông Cửu Long - Quyết định số 29/2013; Cho vay hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn - Quyết định số 755/2013; Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi - Nghị định số 75/2015; Quyết định số 2085/2016 - Cho vay hộ Dân tộc thiểu số,…Như vậy, riêng về chính sách tín dụng cho đồng bào DTTS, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định cụ thể, với các quy định cụ thể và mục tiêu cụ thể [Chính phủ (2012-9/2020)]. Vậy dân tộc thiểu số được hiểu như thế nào và được quy định cụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: