Danh mục

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của trường Đại học Khánh Hòa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 697.56 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của trường Đại học Khánh Hòa đề cập thực trạng KHCN của Trường Đại học Khánh Hòa, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực KHCN của Trường Đại học Khánh Hòa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ KHCN của Tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của trường Đại học Khánh Hòa 224| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA PGS.TS Chu Đình Lộc Trường Đại học Khánh Hòa Tóm tắt: Bài viết đề cập thực trạng KHCN của Trường Đại học Khánh Hòa, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực KHCN của Trường Đại học Khánh Hòa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ KHCN của Tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Từ khóa: Trường Đại học Khánh Hòa, Khoa học và công nghệ, thực trạng và giải pháp, năng lực NCKH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam ngày càng coi trọng giáo dục - đào tạo và NCKH, đặc biệt là hệ thống các trường đại học, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Đối với các trường đại học, nhiệm vụ NCKH, chuyển giao công nghệ, sản sinh ra tri thức mới là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của cơ sở giáo dục đại học, khẳng định thương hiệu, vị thế của các trường. NCKH là nhiệm vụ của giảng viên được quy định tại Thông tư 20/2020/TT-BGD ĐT ngày 27 tháng 7 năm 2020. Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ NCKH. Hoạt động khoa học và công nghệ ở các trường đại học thuộc địa phương quản lý có những thuận lợi như nắm bắt được nhu cầu, định hướng của địa phương, được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu song lại có nhiều khó khăn, thách thức nhất là năng lực nghiên cứu, tổ chức chuyển giao công nghệ của các trường. Trường Đại học Khánh Hòa được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1234/Ttg, ngày 03/8/2015 trên cơ sở sát nhập trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang và trường Cao đẳng Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang. Là một trong những trường đại học còn trẻ do địa phương quản lý, Trường Đại học Khánh Hòa đã, đang khẳng định vai trò và nhiệm vụ của mình, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, NCKH và chuyển giao công nghệ, phục trực tiếp cho sự phát triển của tỉnh tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ. Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội, được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, hoạt động khoa học và công nghệ của Trường Đại học Khánh Hòa gặp không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là năng lực NCKH và công nghệ của cán bộ, giảng viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |225 Nội dung tham luận “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của Trường Đại học Khánh Hòa” tập trung vào những vấn đề trên, góp phần chia sẻ với các trường đại học thuộc địa phương trong hoạch định các mục tiêu, các chương trình hành động và hệ thống giải pháp để nâng cao hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC KHCN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÕA Khái niệm “năng lực NCKH” đã được bàn thảo, đề cập trong nhiều công trình khoa học, song được nhiều tác giả đồng thuận đó là khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; tư duy sáng tạo; tìm kiếm thông tin; đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ; huy động nguồn lực và tổ chức NCKH hợp lý; xây dựng các thể chế bền vững và xác định các giải pháp cho các vấn đề chính. Năng lực khoa học và công nghệ ở một trường đại học được thể hiện qua số lượng và chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học. Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các hoạt động đề xuất ý tưởng, tổ chức thực hiện, đánh giá, nghiệm thu các chương trình, đề án, dự án, đề tài NCKH, phát triển công nghệ; hướng dẫn sinh viên NCKH; viết bài công bố công trình nghiên cứu trên các tạp chí, tham luận tại các hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề khoa học [4]... Qua 5 năm đi vào hoạt động, Trường Đại học Khánh Hòa đã tổ chức thực hiện thành công 177 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp (trong đó, có 98 đề tài cấp Trường, 68 đề tài NCKH Sinh viên, 7 đề tài cấp cơ sở và 04 đề tài cấp Tỉnh và cấp Nhà nước); tổ chức 02 hội thảo quốc tế, 02 hội thảo quốc gia; 02 hội thảo cấp tỉnh và 60 hội thảo cấp trường. Tạp chí khoa học xuất bản được 8 số. Có 94 bài báo được công bố trên các Tạp chí khoa học quốc tế uy tín năm trong hệ thống ISI/Scopus, 228 bài báo đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: