Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Cao đẳng Asean, tỉnh Hưng Yên
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 584.44 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu được thực hiện trên 550 sinh viên từ 18 - 20 tuổi tại Trường Cao đẳng Asean, tỉnh Hưng Yên nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ của sinh viên về sức khỏe sinh sản và đánh giá giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho sinh viên. Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về sức khỏe sinh sản tương đối cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Cao đẳng Asean, tỉnh Hưng Yên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 127-134 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0016 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN, TỈNH HƯNG YÊN Dương Thị Anh Đào 1 và Nguyễn Thị Quyên2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Trường Cao đẳng Asean Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện trên 550 sinh viên từ 18 - 20 tuổi tại Trường Cao đẳng Asean, tỉnh Hưng Yên nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ của sinh viên về sức khỏe sinh sản và đánh giá giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho sinh viên. Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về sức khỏe sinh sản tương đối cao. Đa số sinh viên ủng hộ quan điểm truyền thống cho rằng chỉ nên quan hệ tình dục sau khi kết hôn (73,3%), có 92,0% sinh viên cho rằng nên sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, 96,8% sinh viên cho rằng nên giáo dục sức khỏe sinh sản ở trường đại học, và đa số các em mong muốn được học tất cả các nội dung liên quan đến sức khỏe sinh sản. Biện pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên đã cho kết quả tốt, điểm trung bình nhận thức về sức khỏe sinh sản của nhóm thực nghiệm (24,92 điểm) cao hơn nhóm đối chứng (14,00 điểm) (P < 0,001). Do vậy, cần tăng cường giáo dục về sức khỏe sinh sản, thực hiện tình dục an toàn để sinh viên nâng cao hiểu biết cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Từ khóa: Sinh viên, giáo dục sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục. 1. Mở đầu Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi từ 15 - 19, trong đó 60% - 70% là học sinh, sinh viên. Mỗi năm, có khoảng 800.000 - 1.000.000 người điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD), 40% trong đó là thanh thiếu niên [1]. Độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở vị thành niên Việt Nam ngày càng sớm nhưng kiến thức của vị thành niên về phòng tránh thai, HIV và các BLTQĐTD khác vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng 20,7 % sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên [2]. Mặc dù giáo dục sức khỏe sinh sản đã được đưa vào chương trình tích hợp ở phổ thông và một số môn học như Sinh học ở các trường chuyên nghiệp nhưng kiến thức về sức khỏe sinh sản và các BLTQĐTD của vị thành niên, thanh niên vẫn hạn chế. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên nhất là ở lứa tuổi sinh viên là rất quan trọng. Bởi vì, sinh viên là nguồn lao động trí óc chính của một quốc gia trong tương lai, Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản và đưa ra giải pháp nâng cao sức khỏe sinh sản cho sinh viên ở sinh viên Trường Cao đẳng ASEAN, tỉnh Hưng Yên. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đề ra các giải pháp phù hợp cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Ngày nhận bài: 28/2/2017. Ngày nhận đăng: 27/3/2017. Tác giả liên hệ: Dương Thị Anh Đào, e-mail: daodangduc@gmail.com 127 Dương Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Quyên 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là khoảng 550 sinh viên đang học tập tại Trường Cao đẳng ASEAN, tỉnh Hưng yên. Tất cả các đối tượng có sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh hoặc bệnh truyền nhiễm, có trạng thái tâm sinh lí bình thường. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08 năm 2015 đến tháng 06 năm 2016. * Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn: - Giai nghiên cứu cắt ngang: Tiến hành trên 450 sinh viên Khoa Điều dưỡng và khoa Dược. Các đối tượng được chọn ngẫu nhiên và chia thành ba nhóm gồm sinh viên năm thứ nhất (khối I khoa Điều dưỡng), sinh viên năm thứ 2 (khối II - khoa Dược ) và sinh viên năm thứ 3 (khối III Hệ liên thông ngành Dược). - Giai đoạn nghiên cứu can thiệp: Chọn ra 100 sinh viên năm thứ nhất, khoa Dược để tiến hành nghiên cứu can thiệp. Chia thành 2 nhóm: đối chứng (ĐC) - nhóm không được can thiệp và thực nghiệm (TN) - nhóm được can thiệp. Biện pháp can thiệp là giảng dạy các nội dung về SKSS trong thời gian 4 tiết. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu: Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn, đã được phê duyệt bởi Trung tâm SKSS và Kế hoạch hóa gia đình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để thu thập số liệu về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, các thông tin về mức độ nhận thức, thái độ về sức khỏe sinh sản (đặc điểm tuổi dậy thì, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục...) và quan điểm về giáo dục SKSS. - Phương pháp thiết kế bài giảng, hoạt động: Các hoạt động và bài giảng được thiết kế theo hướng tiết học riêng: dạy kiến thức về SKSS như tuổi dậy thì, sức khỏe tình dục, tình dục an toàn, các bệnh LTQĐTD, các BPTT trong 4 tiết học; cósử dụng các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Cao đẳng Asean, tỉnh Hưng Yên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 127-134 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0016 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN, TỈNH HƯNG YÊN Dương Thị Anh Đào 1 và Nguyễn Thị Quyên2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Trường Cao đẳng Asean Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện trên 550 sinh viên từ 18 - 20 tuổi tại Trường Cao đẳng Asean, tỉnh Hưng Yên nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ của sinh viên về sức khỏe sinh sản và đánh giá giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho sinh viên. Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về sức khỏe sinh sản tương đối cao. Đa số sinh viên ủng hộ quan điểm truyền thống cho rằng chỉ nên quan hệ tình dục sau khi kết hôn (73,3%), có 92,0% sinh viên cho rằng nên sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, 96,8% sinh viên cho rằng nên giáo dục sức khỏe sinh sản ở trường đại học, và đa số các em mong muốn được học tất cả các nội dung liên quan đến sức khỏe sinh sản. Biện pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên đã cho kết quả tốt, điểm trung bình nhận thức về sức khỏe sinh sản của nhóm thực nghiệm (24,92 điểm) cao hơn nhóm đối chứng (14,00 điểm) (P < 0,001). Do vậy, cần tăng cường giáo dục về sức khỏe sinh sản, thực hiện tình dục an toàn để sinh viên nâng cao hiểu biết cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Từ khóa: Sinh viên, giáo dục sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục. 1. Mở đầu Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi từ 15 - 19, trong đó 60% - 70% là học sinh, sinh viên. Mỗi năm, có khoảng 800.000 - 1.000.000 người điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD), 40% trong đó là thanh thiếu niên [1]. Độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở vị thành niên Việt Nam ngày càng sớm nhưng kiến thức của vị thành niên về phòng tránh thai, HIV và các BLTQĐTD khác vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng 20,7 % sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên [2]. Mặc dù giáo dục sức khỏe sinh sản đã được đưa vào chương trình tích hợp ở phổ thông và một số môn học như Sinh học ở các trường chuyên nghiệp nhưng kiến thức về sức khỏe sinh sản và các BLTQĐTD của vị thành niên, thanh niên vẫn hạn chế. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên nhất là ở lứa tuổi sinh viên là rất quan trọng. Bởi vì, sinh viên là nguồn lao động trí óc chính của một quốc gia trong tương lai, Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản và đưa ra giải pháp nâng cao sức khỏe sinh sản cho sinh viên ở sinh viên Trường Cao đẳng ASEAN, tỉnh Hưng Yên. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đề ra các giải pháp phù hợp cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Ngày nhận bài: 28/2/2017. Ngày nhận đăng: 27/3/2017. Tác giả liên hệ: Dương Thị Anh Đào, e-mail: daodangduc@gmail.com 127 Dương Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Quyên 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là khoảng 550 sinh viên đang học tập tại Trường Cao đẳng ASEAN, tỉnh Hưng yên. Tất cả các đối tượng có sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh hoặc bệnh truyền nhiễm, có trạng thái tâm sinh lí bình thường. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08 năm 2015 đến tháng 06 năm 2016. * Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn: - Giai nghiên cứu cắt ngang: Tiến hành trên 450 sinh viên Khoa Điều dưỡng và khoa Dược. Các đối tượng được chọn ngẫu nhiên và chia thành ba nhóm gồm sinh viên năm thứ nhất (khối I khoa Điều dưỡng), sinh viên năm thứ 2 (khối II - khoa Dược ) và sinh viên năm thứ 3 (khối III Hệ liên thông ngành Dược). - Giai đoạn nghiên cứu can thiệp: Chọn ra 100 sinh viên năm thứ nhất, khoa Dược để tiến hành nghiên cứu can thiệp. Chia thành 2 nhóm: đối chứng (ĐC) - nhóm không được can thiệp và thực nghiệm (TN) - nhóm được can thiệp. Biện pháp can thiệp là giảng dạy các nội dung về SKSS trong thời gian 4 tiết. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu: Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn, đã được phê duyệt bởi Trung tâm SKSS và Kế hoạch hóa gia đình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để thu thập số liệu về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, các thông tin về mức độ nhận thức, thái độ về sức khỏe sinh sản (đặc điểm tuổi dậy thì, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục...) và quan điểm về giáo dục SKSS. - Phương pháp thiết kế bài giảng, hoạt động: Các hoạt động và bài giảng được thiết kế theo hướng tiết học riêng: dạy kiến thức về SKSS như tuổi dậy thì, sức khỏe tình dục, tình dục an toàn, các bệnh LTQĐTD, các BPTT trong 4 tiết học; cósử dụng các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục sức khỏe sinh sản Quan hệ tình dục Nhận thức về sức khỏe sinh sản cho sinh viên Thái độ của sinh viên về sức khỏe sinh sản Trường Cao đẳng AseanTài liệu liên quan:
-
10 trang 122 0 0
-
99 trang 64 0 0
-
Khảo sát kiến thức của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ về dị tật bẩm sinh tại xã Dân Tiến năm 2020
5 trang 34 0 0 -
66 trang 30 0 0
-
124 trang 23 0 0
-
Những thách thức của công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
5 trang 22 0 0 -
Giáo trình Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên: Phần 1 - Đỗ Thị Tường Vi (chủ biên)
52 trang 22 0 0 -
4 trang 21 0 0
-
Bác sĩ giải đáp kiến thức về chuyện ấy: Phần 2
61 trang 21 0 0 -
6 trang 19 0 0