Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 739.73 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đã tổng quan các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch thông minh (làm rõ các định nghĩa, mô hình); phân tích thực trạng phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Bùi Ph ng Linh Trường Đại học Thương mại T M TẮT Phát triển du lịch thông minh đang trở thành một xu hướng tất yếu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. Bài viết đã tổng quan các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch thông minh (làm rõ các định nghĩa, mô hình); phân tích thực trạng phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp mà các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể vận dụng để triển khai và phát triển du lịch thông minh một cách hiệu quả. Từ khóa: du lịch thông minh, du lịch bền vững, điểm đến thông minh, trải nghiệm thông minh, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ABSTRACT Smart tourism development is becoming an inevitable trend towards the sustainable development of Vietnam's tourism industry today. The article has reviewed domestic and foreign references combined with in-depth interviews with managers at Vietnamese tourism businesses in order to systematize the theoretical basis of smart tourism. clear definitions, models); analyzing the current smart tourism development in Vietnam, clearly pointing out its strengths, weaknesses and causes. On that basis, the author proposes groups of solutions that the state management agencies and Vietnamese tourism businesses can apply to effectively deploy and develop smart tourism. Key words: Smart tourism, sustainable Tourism, smart destination, smart experience, information and communication technology (ICT) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nhiều nước trên thế giới, khi con người đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mà không có sự quan tâm đúng mức tới việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa và sự phát triển hài hòa về mặt lợi ích của các thành phần trong hệ kinh tế, dẫn tới tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng đe dọa sự phát triển lâu bền của nhân loại thì khái niệm phát triển bền vững được ra đời. Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có sự phụ thuộc khá lớn vào các yếu tố tài nguyên thiên nhiên và môi trường, do vậy, sự phát triển du lịch và sự phát triển bền vững chung của xã hội có sự tác động biện chứng lẫn nhau; khái niệm phát triển du lịch bền vững cũng không tách rời khái niệm phát triển bền vững. Hiện nay, phát triển bền vững đang là mục tiêu hàng đầu của thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Do vậy, việc phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững đang trở nên hết sức cần thiết. Để có phát triển du lịch bền vững, chúng ta không thể bỏ qua các yêu cầu quan trọng như: Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý; giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên 815 nhiên; duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hộ; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển bền vững du lịch; chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực; coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành du lịch. Trước những yêu cầu đó, sự phát triển của du lịch thông minh (DLTM) nổi lên như một xu hướng tất yếu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài, sức ép về bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, sự thay đổi trong nhu cầu và hành vi của khách hàng, sự tác động mạnh mẽ của công nghệ vào các hoạt động du lịch và đặc biệt là những hậu quả do dịch bệnh Covid-19 để lại thì việc xây dựng và phát triển du lịch thông minh là một điều hết sức đúng đắn. Phát triển DLTM đảm bảo được những yêu cầu của phát triển bền vững trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ du khách, nâng cao nhận thức của người dân và các bên liên quan, phục dựng và bảo tồn các di tích, di sản, bảo vệ môi trường nhằm góp phần cho du lịch phát triển bền vững và lâu dài hơn. DLTM chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại, thông tin, dữ liệu toàn cầu. Có thể nói, phát triển DLTM là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hoàn toàn phù hợp với những tiêu chí của việc phát triển du lịch bền vững. Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ hiện đại với ngành du lịch nhằm phát triển du lịch theo hướng thông minh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, hiện đang được triển khai rộng khắp trong toàn ngành. 2. CƠ SỞ L THU ẾT 2.1. Khái niệm du lịch bền vững và DLTM 2.1.1. Du lịch bền vững Khái niệm về du lịch bền vững đã được đề cập trong khá nhiều tài liệu: - Theo Hội đồng Du lịch Lữ hành Thế giới (WTTC) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) (2009): “Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những điểm đến mà vẫn bảo đảm và cải thiện ngu n lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các ngu n lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội, thẩm mỹ và vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”. - Theo Tổ chức du lịch Thế giới UNWTO, 2005 định nghĩa: “Du lịch bền v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Bùi Ph ng Linh Trường Đại học Thương mại T M TẮT Phát triển du lịch thông minh đang trở thành một xu hướng tất yếu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. Bài viết đã tổng quan các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch thông minh (làm rõ các định nghĩa, mô hình); phân tích thực trạng phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp mà các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể vận dụng để triển khai và phát triển du lịch thông minh một cách hiệu quả. Từ khóa: du lịch thông minh, du lịch bền vững, điểm đến thông minh, trải nghiệm thông minh, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ABSTRACT Smart tourism development is becoming an inevitable trend towards the sustainable development of Vietnam's tourism industry today. The article has reviewed domestic and foreign references combined with in-depth interviews with managers at Vietnamese tourism businesses in order to systematize the theoretical basis of smart tourism. clear definitions, models); analyzing the current smart tourism development in Vietnam, clearly pointing out its strengths, weaknesses and causes. On that basis, the author proposes groups of solutions that the state management agencies and Vietnamese tourism businesses can apply to effectively deploy and develop smart tourism. Key words: Smart tourism, sustainable Tourism, smart destination, smart experience, information and communication technology (ICT) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nhiều nước trên thế giới, khi con người đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mà không có sự quan tâm đúng mức tới việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa và sự phát triển hài hòa về mặt lợi ích của các thành phần trong hệ kinh tế, dẫn tới tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng đe dọa sự phát triển lâu bền của nhân loại thì khái niệm phát triển bền vững được ra đời. Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có sự phụ thuộc khá lớn vào các yếu tố tài nguyên thiên nhiên và môi trường, do vậy, sự phát triển du lịch và sự phát triển bền vững chung của xã hội có sự tác động biện chứng lẫn nhau; khái niệm phát triển du lịch bền vững cũng không tách rời khái niệm phát triển bền vững. Hiện nay, phát triển bền vững đang là mục tiêu hàng đầu của thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Do vậy, việc phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững đang trở nên hết sức cần thiết. Để có phát triển du lịch bền vững, chúng ta không thể bỏ qua các yêu cầu quan trọng như: Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý; giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên 815 nhiên; duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hộ; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển bền vững du lịch; chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực; coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành du lịch. Trước những yêu cầu đó, sự phát triển của du lịch thông minh (DLTM) nổi lên như một xu hướng tất yếu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài, sức ép về bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, sự thay đổi trong nhu cầu và hành vi của khách hàng, sự tác động mạnh mẽ của công nghệ vào các hoạt động du lịch và đặc biệt là những hậu quả do dịch bệnh Covid-19 để lại thì việc xây dựng và phát triển du lịch thông minh là một điều hết sức đúng đắn. Phát triển DLTM đảm bảo được những yêu cầu của phát triển bền vững trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ du khách, nâng cao nhận thức của người dân và các bên liên quan, phục dựng và bảo tồn các di tích, di sản, bảo vệ môi trường nhằm góp phần cho du lịch phát triển bền vững và lâu dài hơn. DLTM chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại, thông tin, dữ liệu toàn cầu. Có thể nói, phát triển DLTM là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hoàn toàn phù hợp với những tiêu chí của việc phát triển du lịch bền vững. Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ hiện đại với ngành du lịch nhằm phát triển du lịch theo hướng thông minh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, hiện đang được triển khai rộng khắp trong toàn ngành. 2. CƠ SỞ L THU ẾT 2.1. Khái niệm du lịch bền vững và DLTM 2.1.1. Du lịch bền vững Khái niệm về du lịch bền vững đã được đề cập trong khá nhiều tài liệu: - Theo Hội đồng Du lịch Lữ hành Thế giới (WTTC) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) (2009): “Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những điểm đến mà vẫn bảo đảm và cải thiện ngu n lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các ngu n lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội, thẩm mỹ và vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”. - Theo Tổ chức du lịch Thế giới UNWTO, 2005 định nghĩa: “Du lịch bền v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển du lịch thông minh Quản lý doanh nghiệp du lịch Quản lý nhà nước về du lịch Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển du lịch thông minh – cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam
10 trang 72 0 0 -
132 trang 67 1 0
-
Bài giảng Văn hóa du lịch - Chương 4: Văn hóa du lịch trong phát triển du lịch ở Việt Nam
25 trang 48 0 0 -
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên
5 trang 47 0 0 -
Lý luận và thực tiễn Du lịch thể thao: Phần 1
280 trang 46 0 0 -
Phát triển du lịch sinh thái ở huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) từ quan điểm của nhiều bên liên quan
8 trang 44 0 0 -
13 trang 43 0 0
-
83 trang 35 0 0
-
5 trang 32 0 0
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu hút khách du lịch tại Bình Định
8 trang 27 0 0