Danh mục

Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.15 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ kết quả khảo sát nguồn lao động chất lượng cao hiện tại ở Bình Dương, bài viết đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lao động chất lượng cao tại địa phương này trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0072 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO PHỤC VỤ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG Trần Minh Đức Khoa KHXH&NV, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dƣơng ductm@tdmu.edu.vn TÓM TẮT: Trƣớc xu thế hội nhập vào nền kinh tế tri thức thế giới, tỉnh Bình Dƣơng cần có các nguồn lực nhƣ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài chính, nguồn lực khoa học - công nghệ, nguồn lực con ngƣời… Trong đó, nguồn lực con ngƣời đƣợc coi là nguồn lực quan trọng nhất, có tính chất quyết định sự tăng trƣởng và phát triển xã hội, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động đƣợc đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Từ kết quả khảo sát nguồn lao động chất lƣợng cao hiện tại ở Bình Dƣơng, bài viết đƣa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lao động chất lƣợng cao tại địa phƣơng này trong thời gian tới. Từ khóa: Doanh nghiệp, kinh tế, nguồn lao động chất lƣợng cao. I. KHÁI QUÁT CHỦ TRƢƠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG Trong vài thập niên qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), đã tạo ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam mở rộng khả năng trao đổi, hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực với các nƣớc mà trong đó có lĩnh vực kinh tế. Vận dụng quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng đã xác định đúng hƣớng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) là cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội (KT - XH) của địa phƣơng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng lần thứ VIII (2005) xác định: “cần cân nhắc lựa chọn các dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch, những nhà đầu tƣ có tiềm lực và khả năng tài chính lớn để tạo sự bức phá trong phát triển công nghiệp của vùng và của tỉnh” (Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng, 2005). Về đối tác thu hút vốn FDI, Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng xác định: “thu hút các đối tác mạnh, các tập đoàn có công nghệ nguồn từ các nƣớc tiên tiến, tránh làm tràn lan kém hiệu quả” (Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng, 2005). Trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc về thu hút vốn FDI của địa phƣơng trong những năm (2005 - 2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng lần thứ IX (2010) tiếp tục xác định: “Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp (DN) xúc tiến đầu tƣ nhằm thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, các DN nƣớc ngoài có trình độ kĩ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại; chú trọng kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài vào các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, công nghệ phụ trợ, các ngành công nghệ cao,..” (Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng, 2010). Đại hội đặt ra nhiệm vụ đối với toàn hệ thống chính trị cần phải nâng cao tính hiệu quả trong công tác xúc tiến đầu tƣ, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, ban hành các chính sách ƣu đãi và nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi, đủ sức cạnh tranh với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nƣớc để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng về thu hút vốn FDI, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng đã ban hành nhiều kế hoạch để tăng cƣờng công tác thu hút vốn FDI. Có thể kể đến nhƣ: Nghị quyết số 30/2010/NQ-HDND về kế hoạch phát triển KT - XH tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2010-2015 xác định thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cả thời kì đạt trên 5 tỉ đô la Mĩ. Trong Nghị quyết số 19/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dƣơng về kế hoạch phát triển KT - XH năm 2014 cũng xác định mục tiêu tổng quát trong năm 2013 là thu hút vốn FDI khoảng 1 tỉ USD. Nghị quyết số 25/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dƣơng cũng đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2014 tăng cao, “ƣớc đạt 1,6 tỉ USD và đặt mục tiêu thu hút vốn FDI năm 2015 là khoảng 1 tỉ USD” (Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dƣơng, 2014). Trong báo cáo số 101/BC-UBND đánh giá kết quả thu hút vốn FDI trong 5 năm (2011- 2015) là 10, 2 tỉ USD và vƣợt gấp đôi so với kế hoạch đề ra với 725 dự án đăng kí mới và 685 dự án điều chỉnh và đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2015 - 2020, Bình Dƣơng cần phải thu hút trên 7 tỉ USD vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và nhấn mạnh các biện pháp thực hiện: “Tích cực chủ động tạo dựng môi trƣờng quốc tế thuận lợi, tranh thủ khai thác các nguồn lực từ bên ngoài,… triển khai các giải pháp đồng bộ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tƣ vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kĩ thuật cao, công nghiệp phụ trợ và các ngành dịch vụ” (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng, 2011). II. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG Bƣớc vào thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), đặc biệt từ khi Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài có hiệu lực 128 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO PHỤC VỤ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG năm 1988, mức thu hút FDI vào Bình Dƣơng từng bƣớc đáp ứng với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Khu vực kinh tế FDI ngày càng bổ sung thêm nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển KT - XH, đồng thời giải quyết đƣợc việc làm cho một lực lƣợng lao động đáng kể tại địa phƣơng và các vùng lân cận. A. Quy mô, cơ cấu ...

Tài liệu được xem nhiều: