Danh mục

Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên các trường nghề

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.43 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống giáo dục nghề nghiệp với những bất cập lớn thời gian qua đã liên tục được các chuyên gia giáo dục đề cập. Một trong những hạn chế được mổ xẻ nhiều nhất là sự "thiếu và yếu" về năng lực của đội ngũ GVDN. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cần phải được thay đổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên các trường nghề JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 39-46 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỀ Lưu Đăng Khoa Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ E-mail: luudangkhoa020980@gmail.com Tóm tắt. Năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) là yếu tố quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của công tác dạy nghề đã đề ra. Do đó, xây dựng và phát triển năng lực đội ngũ GVDN phải được các cơ quan chức năng, cơ sở dạy nghề triển khai đồng bộ 4 giải pháp: Từ việc phát triển và nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo GVDN đến việc Giám sát, kiểm tra, đánh giá đối với GVDN. Nhất là nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề, năng lực sư phạm dạy nghề, cập nhật công nghệ mới và thực tế sản xuất cho GVDN. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp với những bất cập lớn thời gian qua đã liên tục được các chuyên gia giáo dục đề cập. Một trong những hạn chế được mổ xẻ nhiều nhất là sự thiếu và yếu về năng lực của đội ngũ GVDN. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cần phải được thay đổi. Từ khóa: Năng lực GVDN, hệ thông giáo dục nghề nghiệp, chất lượng đào tạo nghề.1. Mở đầu Trong giai đoạn mới của sự nghiệp dạy nghề, với bối cảnh quốc tế chứa nhiều thờicơ và thách thức, trước yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhậpkhi Việt Nam đã là thành viên của WTO, GVDN là lực lượng nòng cốt quyết định thựchiện thắng lợi các mục tiêu của dạy nghề. Trước tình trạng nhiều trường dạy nghề khó hấpdẫn người học, cần triển khai đồng bộ hệ thống các giải pháp, từ việc phát triển và nângcao năng lực mạng lưới dạy nghề đến việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, năng lựcđội ngũ giáo viên. Bộ LĐ-TBXH vừa tiến hành đánh giá lại công tác dạy nghề của các trường thuộcngành. Chất lượng GVDN đang trở thành vấn đề đáng báo động. Hiện nay cả nước có 12trường được chọn để mở các lớp về nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng cho GVDN, tuy nhiênchất lượng của đội ngũ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Về cơ bản, GVDN vẫncòn thiếu và yếu. Do đó, xây dựng và phát triển đội ngũ GVDN phải được tiến hành thường xuyên,nhất là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực. 39 Lưu Đăng Khoa2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường nghề Từ năm 2006 đến nay các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các trường Trungcấp nghề, Cao đẳng nghề đang mở ra ngày càng niều, trong khi GVDN lại không đủ đểđáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng [3,2]. Từ những trung tâm dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật được nâng cấp thànhtrường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề đến những trường tư thục, chắc chắn không thểcó ngay được đội ngũ giáo viên đạt chuẩn. Giáo viên các trường nghề được huy động từnhiều nguồn: Cử nhân được đào tạo chính quy từ các ĐH Sư phạm kỹ thuật hoặc từ nhiềutrường khác có chuyên ngành đúng với ngành nghề của trường, các chuyên gia kỹ thuật,thợ lành nghề, nghệ nhân giỏi nghề có thâm niên,... Nhưng có một thực trạng tồn tại lâunay và có lẽ vẫn tiếp tục tồn tại là các trường vẫn không thể chủ động hoàn toàn về nguồngiáo viên. Bên cạnh đó, tổ chức xây dựng các chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sưphạm và kỹ năng dạy học cho những người được huy động tham gia dạy nghề cho laođộng nông thôn là các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có tay nghề cao, nôngdân giỏi,... - Thực trạng bậc nghề của GVDN. Đối với các trường nghề, vấn đề thực hành bao giờ cũng quan trọng bậc nhất. Nhưngcó rất nhiều ý kiến cho rằng năng lực thực hành, năng lực tổ chức hướng dẫn cho HS thựchành của giáo viên trường nghề còn thấp. Số giáo viên vừa giỏi lý thuyết vừa giỏi thựchành không nhiều. Nhất là các ngành còn quá mới mẻ ở Việt Nam như công nghệ cao,thẩm mỹ,... Dạy nghề chính là dạy kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh để học sinhbiết nghề, giỏi nghề và sau này lao động bằng nghề được đào tạo. Vì vậy đòi hỏi GVDNphải có trình độ tay nghề giỏi (thể hiện ở bậc nghề cao) được cơ quan có thẩm quyềnchứng nhận và được kiểm chứng trong quá trình đào tạo. Bậc nghề thể hiện trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm nghềnghiệp của người giáo viên. Có được bậc nghề cao là cả một quá trình phấn đấu, luyệntập, trau dồi, học hỏi, sáng tạo của người thầy. Bậc nghề cao chính là đích cần đạt đượccủa mỗi GVDN. Thực hiện điều tra, khảo sát bậc nghề của GVDN tại các trường dạy nghề cho thấy:Số GVDN có bậc nghề cao (bậc 5/7, bậc 6/7 và bậc 7/7 - theo quy định về bậc nghề củanhà nước ...

Tài liệu được xem nhiều: