Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 111.09 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng Đông Bắc. Mặc dù nền kinh tế của tỉnh đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhưng còn mất cân đối trên nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư; trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn thấp; giữa các vùng trong tỉnh có sự chênh lệch lớn về nguồn nhân lực... Đây là những hạn chế lâu dài cần có những giải pháp thiết thực để khắc phục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 41 - 45 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN Hoàng Thị Mỹ Hạnh* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng Đông Bắc. Mặc dù nền kinh tế của tỉnh đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhưng còn mất cân đối trên nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư; trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn thấp; giữa các vùng trong tỉnh có sự chênh lệch lớn về nguồn nhân lực... Đây là những hạn chế lâu dài cần có những giải pháp thiết thực để khắc phục. Từ khóa: Thái Nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa, hội nhập Kinh tế là yếu tố đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Các Mác là người đầu tiên đưa ra định nghĩa khoa học về vị trí của kinh tế trong sự phát triển của xã hội. Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, thành cơ sở hiện thực trên đó xây dựng một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và thích ứng với kiến trúc thượng tầng ấy là những hình thức nhất định của ý thức xã hội”1. Lênin cũng đã từng khẳng định: “Xét đến cùng năng suất lao động là cái bảo đảm cho thắng lợi của trật tự xã hội này với xã hội khác”3. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, xã hội đều lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp để phát triển kinh tế. Vấn đề căn bản là phải định ra được những giải pháp đúng, sát thực mới đem lại hiệu quả. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi nêu một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN* Vấn đề huy động các nguồn vốn đầu tư Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ trong nước cho phát triển kinh tế. Vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ trong nước, vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) tuy có * Tel: 0942781982; Mail: hh.tn278@gmail.com tăng lên trong vài năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư (năm 2009 chiếm 6,5%). Về cơ cấu các nguồn vốn, hiện tại tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nguồn vốn ngoài nhà nước bao gồm vốn tín dụng, vốn của doanh nghiệp ngoài nhà nước và vốn dân cư cũng tăng nhanh trong cùng giai đoạn. Thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh liên tục tăng lên trong những năm qua. Tổng số vốn ODA ký kết trong thời kỳ 2005 - 2009 đạt 45,72 triệu USD, trong đó số vốn đã đưa vào thực hiện là 35,68 triệu USD. Nhiều công trình đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội tỉnh. Về nguồn vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), từ năm 1993 đến năm 2009, toàn tỉnh đã thu hút tổng cộng 40 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 369,37 triệu USD. Như vậy, bình quân mỗi năm có từ 2-3 dự án FDI vào tỉnh, đóng góp cho tỉnh khoảng 6-15% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tạo thêm việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Nhìn chung, vốn đầu tư của Thái Nguyên có hiệu quả khá và tăng dần trong những năm gần đây. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế liên tục tăng qua các năm nhưng mức tăng chưa cao. Ngành công nghiệp đạt năng suất cao nhất, tiếp đó là ngành dịch vụ và nông - lâm nghiệp – thuỷ sản. 41 Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Vấn đề nguồn nhân lực Tính đến năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 55 đối với nữ, đến 60 tuổi đối với nam) của Thái Nguyên là 733.227 người chiếm 66,13% dân số, trong đó số người trong độ tuổi hoạt động kinh tế (nguồn lao động tỉnh) có 608.329 người. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2009 là 599.278 người, chiếm 98,51% nguồn lao động tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2009 đạt 24,16%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 11,31%, cao hơn so với vùng trung du miền núi Bắc Bộ (tương ứng là khoảng 21% và trên 11%) nhưng thấp hơn một chút so với mức bình quân cả nước (24,79% và 12,41%). Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về trình độ lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị: Trong khi lao động có nghề từ sơ cấp trở lên ở khu vực nông thôn chỉ chiếm 14,42% và số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 9,23% dân số nông thôn thì ở khu vực thành thị các tỷ lệ này là 62,64% và 52,03% . Thời gian lao động ở nông thôn chưa cao tuy có tăng lên trong những năm gần đây, năm 2008 đạt gần 79% và năm 2009 đạt xấp xỉ 80%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị tuy liên tục giảm từ năm 2000 trở lại đây nhưng vẫn còn cao. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được bổ sung về số lượng, nâng cao hơn trình độ đào tạo, được bồi dưỡng nhiều hơn về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới, do năng lực thực hiện công vụ, kỹ năng hành chính, phương pháp làm việc, tác phong công tác còn nhiều hạn chế. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý còn có hạn chế về năng lực trong việc lãnh đạo, tổ chức thực thi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Thậm chí còn có yếu kém về phẩm chất đạo đức và lối sống, ảnh hưởng xấu đến kết quả công tác và đạo đức công vụ của cơ quan. Vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật Trong những năm qua, tuy các thành phần kinh tế đã đầu tư nhiều cho cải tạo nhà xưởng, 42 80(04): 41 - 45 nâng cấp máy móc, trang thiết bị, … để tăng năng lực sản xuất nhưng trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp tỉnh nhìn chung chưa cao, trang thiết bị sử dụng trong chế biến, chế tạo còn đơn giản, lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Trang bị trong ngành công nghiệp có tới trên 60% là thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu. Tốc độ đổi mới công nghệ thấp chỉ ở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 41 - 45 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN Hoàng Thị Mỹ Hạnh* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng Đông Bắc. Mặc dù nền kinh tế của tỉnh đã đạt được một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhưng còn mất cân đối trên nhiều mặt như thiếu vốn đầu tư; trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn thấp; giữa các vùng trong tỉnh có sự chênh lệch lớn về nguồn nhân lực... Đây là những hạn chế lâu dài cần có những giải pháp thiết thực để khắc phục. Từ khóa: Thái Nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa, hội nhập Kinh tế là yếu tố đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Các Mác là người đầu tiên đưa ra định nghĩa khoa học về vị trí của kinh tế trong sự phát triển của xã hội. Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, thành cơ sở hiện thực trên đó xây dựng một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và thích ứng với kiến trúc thượng tầng ấy là những hình thức nhất định của ý thức xã hội”1. Lênin cũng đã từng khẳng định: “Xét đến cùng năng suất lao động là cái bảo đảm cho thắng lợi của trật tự xã hội này với xã hội khác”3. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, xã hội đều lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp để phát triển kinh tế. Vấn đề căn bản là phải định ra được những giải pháp đúng, sát thực mới đem lại hiệu quả. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi nêu một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN* Vấn đề huy động các nguồn vốn đầu tư Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ trong nước cho phát triển kinh tế. Vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ trong nước, vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) tuy có * Tel: 0942781982; Mail: hh.tn278@gmail.com tăng lên trong vài năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư (năm 2009 chiếm 6,5%). Về cơ cấu các nguồn vốn, hiện tại tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nguồn vốn ngoài nhà nước bao gồm vốn tín dụng, vốn của doanh nghiệp ngoài nhà nước và vốn dân cư cũng tăng nhanh trong cùng giai đoạn. Thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh liên tục tăng lên trong những năm qua. Tổng số vốn ODA ký kết trong thời kỳ 2005 - 2009 đạt 45,72 triệu USD, trong đó số vốn đã đưa vào thực hiện là 35,68 triệu USD. Nhiều công trình đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội tỉnh. Về nguồn vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), từ năm 1993 đến năm 2009, toàn tỉnh đã thu hút tổng cộng 40 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 369,37 triệu USD. Như vậy, bình quân mỗi năm có từ 2-3 dự án FDI vào tỉnh, đóng góp cho tỉnh khoảng 6-15% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tạo thêm việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Nhìn chung, vốn đầu tư của Thái Nguyên có hiệu quả khá và tăng dần trong những năm gần đây. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế liên tục tăng qua các năm nhưng mức tăng chưa cao. Ngành công nghiệp đạt năng suất cao nhất, tiếp đó là ngành dịch vụ và nông - lâm nghiệp – thuỷ sản. 41 Hoàng Thị Mỹ Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Vấn đề nguồn nhân lực Tính đến năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 55 đối với nữ, đến 60 tuổi đối với nam) của Thái Nguyên là 733.227 người chiếm 66,13% dân số, trong đó số người trong độ tuổi hoạt động kinh tế (nguồn lao động tỉnh) có 608.329 người. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2009 là 599.278 người, chiếm 98,51% nguồn lao động tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2009 đạt 24,16%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 11,31%, cao hơn so với vùng trung du miền núi Bắc Bộ (tương ứng là khoảng 21% và trên 11%) nhưng thấp hơn một chút so với mức bình quân cả nước (24,79% và 12,41%). Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về trình độ lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị: Trong khi lao động có nghề từ sơ cấp trở lên ở khu vực nông thôn chỉ chiếm 14,42% và số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 9,23% dân số nông thôn thì ở khu vực thành thị các tỷ lệ này là 62,64% và 52,03% . Thời gian lao động ở nông thôn chưa cao tuy có tăng lên trong những năm gần đây, năm 2008 đạt gần 79% và năm 2009 đạt xấp xỉ 80%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị tuy liên tục giảm từ năm 2000 trở lại đây nhưng vẫn còn cao. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được bổ sung về số lượng, nâng cao hơn trình độ đào tạo, được bồi dưỡng nhiều hơn về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới, do năng lực thực hiện công vụ, kỹ năng hành chính, phương pháp làm việc, tác phong công tác còn nhiều hạn chế. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý còn có hạn chế về năng lực trong việc lãnh đạo, tổ chức thực thi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Thậm chí còn có yếu kém về phẩm chất đạo đức và lối sống, ảnh hưởng xấu đến kết quả công tác và đạo đức công vụ của cơ quan. Vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật Trong những năm qua, tuy các thành phần kinh tế đã đầu tư nhiều cho cải tạo nhà xưởng, 42 80(04): 41 - 45 nâng cấp máy móc, trang thiết bị, … để tăng năng lực sản xuất nhưng trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp tỉnh nhìn chung chưa cao, trang thiết bị sử dụng trong chế biến, chế tạo còn đơn giản, lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Trang bị trong ngành công nghiệp có tới trên 60% là thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu. Tốc độ đổi mới công nghệ thấp chỉ ở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Tỉnh Thái Nguyên Nguồn nhân lực Lĩnh vực công nghiệp Hội nhập văn hóa Sản phẩm công nghiệpTài liệu liên quan:
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 271 0 0 -
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 249 5 0 -
Bài thuyết trình Tuyển mộ nguồn nhân lực - Lê Đình Luân
25 trang 226 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 217 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 194 0 0 -
4 trang 179 0 0
-
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 174 0 0 -
10 trang 168 0 0
-
Một số vấn đề về phát triển nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
4 trang 152 0 0 -
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 150 0 0