Danh mục

Thực trạng và một số góp ý hoàn thiện hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 409.83 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng và một số góp ý hoàn thiện hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam" tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày một số khó khăn còn tồn tại liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế và sau cùng là đề xuất giải pháp hoàn thiện để phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và một số góp ý hoàn thiện hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GÓP Ý HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Ths. Trần Linh Huân Nguyễn Thị Kim Anh Khoa Luật Thương Mại, Trường Đại Học Luật Tp. HCM Tóm tắt Nhằm mục tiêu hoàn thiện hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam, đồng thời có những định hướng phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế để phù hợp với những kế hoạch phát triển trong thời gian sắp đến. Cũng như để nắm bắt được nhu cầu của xã hội và bước đầu hình thành các yêu cầu đào tạo đối với ngành Kinh doanh quốc tế đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích nghi với xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay. Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày một số khó khăn còn tồn tại liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế và sau cùng là đề xuất giải pháp hoàn thiện để phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Từ khóa: Thực trạng, pháp lý, kinh doanh quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam. Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hướng diễn ra trên phạm vi toàn cầu khi mà quá trình lưu chuyển nguồn nhân lực, vốn, hàng hóa giữa các quốc gia đã và đang trở nên phổ biến. Với bối cảnh phát triển nền kinh tế vượt trội cộng với những bước tiến mới trên con đường hội nhập thị trường quốc tế nhất là thị trường Châu Âu như hiện nay, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là nước đi đầu trong số các quốc gia phát triển vượt bậc tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, giữa xu hướng thay đổi kinh doanh quốc tế trong bối cảnh mới với hai tác động nổi bật là dịch bệnh Covid-19 và chiến tranh, ngoài ra còn có những mối lo về suy thoái kinh tế, rủi ro tài chính và an ninh năng lượng,… Việt Nam cần phải ưu tiên xây dựng, nắm bắt môi trường pháp lý, quy định của nước sở tại và lĩnh vực của mình; đặc biệt, cần chú trọng tăng cường xây dựng, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế trong thời kì hội nhập quốc tế. 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam 67 Trong môi trường hội nhập quốc tế, tự do hóa thương mại quốc tế, làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do đang trở nên mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và đã trở thành xu thế mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc. Trong xu thế này, với sự tham gia tích cực ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam nói riêng. Đến nay, Việt Nam đã chính thức ký kết thực hiện 15 FTA và đều đã có hiệu lực29. Xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh đã góp phần ổn định, tăng trưởng kinh tế và tạo được tích lũy quốc gia, ngoài ra còn có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nhiều việc làm, tăng nhanh thu nhập trong ngành Kinh doanh quốc tế như hoạt động ngoại thương, dịch vụ logistics/ hậu cần, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại,... Về chỉ số mở cửa nền kinh tế, Việt Nam không những ở top cao trên thế giới, mà chỉ tiêu này còn tăng liên tục qua nhiều năm, trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ 351,4 tỷ USD (năm 2016) đã tăng lên 545,4 tỷ USD (năm 2020)30. Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lần GDP31. Thực hiện các cam kết từ khi gia nhập WTO như tự do hóa quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu, xóa bỏ các hạn chế xuất, nhập khẩu, xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu gây bóp méo cạnh tranh, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ được đảm bảo, chính sách được minh bạch hóa, hệ thống pháp luật đã và đang tiếp tục được hoàn thiện theo hướng ngày càng trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng hơn trước. Việt Nam hiện tại đã có vị thế ngày càng lớn trong xuất khẩu hàng hóa toàn cầu và được xếp vào nhóm 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới; từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là có xuất siêu32. Năm 2019, kinh doanh quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, xung đột thương mại ở nhiều khu vực trên thế giới, sự suy giảm tương ứng của nhiều nền kinh tế... Các năm 2020 - 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan 29 Trung tâm WTO và hội nhập. (2023). Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 05/2023. Truy cập ngày 20/05/2023 tại: https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-thang-112018. 30 Bộ Công Thương. (202 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: