Danh mục

Thực trạng vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích đền miếu đã được xếp hạng ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 382.24 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết này, ngoài nội dung cần phải giải quyết là vấn đề thực trạng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị về hệ thống đền miếu đã được xếp hạng ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi thấy cần thiết phải trao đổi để làm rõ thêm một số khái niệm về thiết chế thờ tự được hình thành cùng với quá trình hình thành các cộng đồng người (làng xã) ở vùng đất này trong lịch sử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích đền miếu đã được xếp hạng ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ HỆ THỐNG DI TÍCH ĐỀN MIẾU Đà ĐƢỢC XẾP HẠNG Ở TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TS. Phạm Văn Tuấn1 Tóm tắt: Trong chặng đường gần 70 năm qua, từ sau Sắc lệnh 45 về “Bảo tồncổ tích trên toàn cõi Việt Nam” do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành, và đặc biệt từ khicó Pháp lệnh bảo tồn di tích (năm 1984) và Luật Di sản Văn hóa (năm 2001), hàng loạtdi tích nói chung, di tích đền thờ nói riêng trong tỉnh đã được lập hồ sơ khoa học để xếphạng ở cả ba cấp: cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Chính nhờ có sựhoạch định kế hoạch và chính sách một cách cụ thể như thế nên hàng loạt các di tích cógiá trị đã nhận được sự đầu tư đáng kể, tránh khỏi tình trạng xuống cấp và được khaithác, phục vụ sự nghiệp giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và truyền thốngcách mạng của Đảng và nhân dân ta. Thanh Hóa là địa phương có số lượng lớn các ditích đền - miếu đã được xếp hạng, đây là nguồn lực rất quan trọng góp phần phát triểnkinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, ngoài nội dungcần phải giải quyết là vấn đề thực trạng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị về hệthống đền miếu đã được xếp hạng ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, chúng tôithấy cần thiết phải trao đổi để làm rõ thêm một số khái niệm về thiết chế thờ tự đượchình thành cùng với quá trình hình thành các cộng đồng người (làng xã) ở vùng đất nàytrong lịch sử. Từ khóa: bảo tồn, phát huy, di tích, đền miếu 1. Hệ thống thần linh và các khái niệm liên quan đến thiết chế thờ tự đền - miếu Sách “Thanh Hóa chư thần lục” thuộc loại sách được “phụng biên” tức là biênsoạn theo lệnh vua, nằm trong hệ thống “Quan bản” của triều đình Huế, ghi chép về cácvị thần và các làng thờ cúng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vào năm 1903 (thời vua ThànhThái thứ 15) gồm 943 vị thần, trong đó có 770 dương thần (thần nam) và 173 âm thần(thần nữ). Các vị thần này được thờ tự ở đình, đền, nghè, miếu, am hoặc phủ,… cũng ítđược phân loại trong tập sách nêu trên. Theo cách phân loại của nhà nghiên cứu Lê HuyTrâm (tác giả đã quá cố): Về nam thần (gồm có: thần Núi, thần Sông, thần Sấm, thầnSao, thần Biển, thần Mây, Thiên sứ, Hoàng đế, Vương thần, Võ tướng, Đại thần, Nghệnhân, Nô bộc, người Trung Quốc); nữ thần (gồm có: Thiên tiên giáng trần, Thiên thần,1 Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa110 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIHoàng hậu, Công chúa, dân dã, người Chiêm Thành và người Trung Quốc)2. Với cáchphân loại này giúp chúng ta có một cái nhìn sơ bộ về thiết chế thờ tự các vị thần nêutrên. Tuy nhiên, ngoài việc ghi chép ở sách trên, thì trong thực tế một loạt vị thần đượctriều đình phong kiến phong sắc, những vị thần thuộc loại “thần cây đa, ma cây gạo”được tồn tại trong dân gian; cùng với hệ thống đình làng thờ Thành hoàng, chùa thờPhật... là những loại hình thờ tự đã làm cho hệ thống tôn giáo tín ngưỡng ở Thanh Hóathêm phần phong phú và đa dạng. Từ thực tế khảo sát, điền dã thực địa, cho đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóađã từng tồn tại một thiết chế thờ tự vô cùng phong phú với những tên gọi khác nhau: Đền, nghè, miếu có liên quan đến tục thờ Thành hoàng và các tín ngưỡng khác;Am, điện có liên quan đến đạo đồng cốt; Tỉnh, quán có liên quan đến Đạo giáo; Phủ cóliên quan đến đạo đồng cốt. Cây hương (ban), lúc đầu là kiến trúc để thờ trời, nhưnghiện nay là một tín ngưỡng đa chức năng. Lăng theo quy chế của lễ giáo phong kiến chỉđược dùng đối với các bậc vua chúa. Lăng cũng được dùng để chỉ các ngôi mộ lớn củacác bậc quan lại, lăng mộ các vị hoạn quan, quận công. Cung là nơi di chỉ cư trú củaquý tộc, lúc sống là nhà ở, lúc chết là nơi thờ cúng. Từ là nhà thờ cúng, có nơi loại kiếntrúc này được gọi là đền, miếu, có loại đồng nghĩa với khái niệm Từ đường, Gia từ tứclà nhà thờ họ, có loại là sinh từ, thờ người lúc còn sống. Tháp có liên quan đến chùa,hoặc tồn tại như một kiến trúc độc lập. Đình có liên quan đến tục thờ Thành hoàng;Chùa (tự) có liên quan đến Phật giáo. Đống, chỉ, đàn là những nơi thờ cúng lộ thiên.Đàn có thể được xây cất, chỉ có nơi thiết kế thêm một tấm bàn đá. Đống hình thành mộtcách tự nhiên và những người đến cúng, lần lượt góp thêm một hòn đá hay một cục đấtđắp cao dần lên. Người công giáo thì xây nhà thờ để thờ Đức chúa Jesu. Ngày nay,chính quyền nhân dân xây dựng đài liệt sĩ. Mỗi nhà đều có bàn thờ tổ tiên, v.v… Với sự tồn tại của các loại hình kiến trúc thờ cúng nêu trên trong tín ngưỡng củangười Việt chỉ có khái niệm Nghè là từ thuần Việt, còn lại đ ...

Tài liệu được xem nhiều: