Danh mục

Thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi tiêu thuế ở Việt Nam: Phần 2

Số trang: 100      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Chi tiêu thuế ở Việt Nam trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Ước tính chi tiêu thuế ở việt nam trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp; phân tích tác động ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: sử dụng mô hình cân bằng tổng thể khả toán (CGE). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi tiêu thuế ở Việt Nam: Phần 2 Ước tính chi tiêu thuế ở Việt Nam Chương 3 ƯỚC TÍNH CHI TIÊU THUẾ Ở VIỆT NAMTRƯỜNG HỢP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Chương 2 đã chỉ ra có ba phương pháp luận và ba cách tính toánđể tính chi tiêu thuế theo kinh nghiệm quốc tế. Trong đó, đơn giản nhấtlà tính toán chi tiêu thuế dựa trên phương pháp đo lường giảm thu ngânsách dùng hạch toán giản đơn. Chương này, nghiên cứu sẽ tập trung vàoước tính chi tiêu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp (trong chươngnày được gọi tắt là chi tiêu thuế) ở Việt Nam dùng cách tính đơn giảnnhất. Ngoài số liệu chi tiêu thuế chung, nghiên cứu cũng tính chi tiêuthuế cho các nhóm doanh nghiệp được phân chia theo các tiêu chí khácnhau như quy mô lao động, sở hữu, tỷ lệ lao động nữ, quy mô nguồnvốn (xem chi tiết ở Phụ lục 3.2) và hoạt động kinh tế (theo phân ngànhVSIC). Ngoài các số liệu ước tính về chi tiêu thuế, chương này cũngđưa ra các con số về tỷ lệ số doanh nghiệp nộp thuế và thuế suất thựcnộp của các nhóm doanh nghiệp.DẪN NHẬP Kể từ sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009,Kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn đầy biến động với bất ổn kinhtế vĩ mô tăng cao và tăng trưởng kinh tế suy giảm rõ rệt. Tăng trưởngkinh tế bình quân hàng năm đã giảm mạnh từ mức 7,3% trong giai đoạn2000-2007 xuống còn 6,0% trong giai đoạn 2008-2017. Sự đóng băngcủa thị trường bất động sản và nợ xấu tăng mạnh cũng đe dọa sự ổn địnhcủa hệ thống tài chính. Thâm hụt ngân sách cũng tăng cao, bình quântrên 6% GDP (IMF, 2017), và hệ quả là sự gia tăng mạnh trong mức nợcông luôn ở trên 60% GDP trong những năm gần đây. 37CHI TIÊU THUẾ Ở VIỆT NAM Cũng theo IMF (2017), thu ngân sách đã giảm mạnh từ mức 27,3%GDP vào năm 2010 xuống còn 23,7% GDP vào năm 2016. Một trongnhững lý do dẫn đến thâm hụt ngân sách cao là sự sụt giảm nguồn thungân sách do sụt giảm nguồn thu từ thuế quan cũng như sự sụt giảm giádầu thô. Bên cạnh đó, xu hướng giảm thu từ thuế thu nhập doanh nghiệpcũng tác động đáng kể đến nguồn thu ngân sách. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một chươngtrình cải cách thuế với trọng tâm là tăng thu từ các loại thuế gián thu nộiđịa, chủ yếu là từ thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Chínhphủ đã đề xuất tăng mức thuế suất phổ thông thuế giá trị gia tăng lênmức 12% hoặc 14%. Chính phủ cũng đã đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặcbiệt và mở rộng cơ sở thuế. Các đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng đã gâynhiều tranh cãi và vẫn chưa được thực hiện. Khác với thuế giá trị gia tăng, thu từ thuế thu nhập doanh nghiệpvà tầm quan trọng của loại thuế này trong thu ngân sách đã giảm đángkể từ năm 2006. Thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm mạnh từ6,9% GDP vào năm 2010 xuống còn 4,3% GDP vào năm 2017. Tỷtrọng của thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trong tổng thu ngânsách giảm mạnh từ năm 2013. Trước năm 2013, thuế thu nhập doanhnghiệp đã từng là nguồn thu lớn nhất của ngân sách nhà nước Việt Nam.Sau năm 2013, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm cả về số thu và tỷtrọng trong thu thuế và thu ngân sách nhà nước (NSNN). Mức đóng gópvào ngân sách nhà nước chỉ đạt 17% tổng thu ngân sách (2016) và đứngthứ hai sau thuế giá trị gia tăng (24% tổng thu ngân sách). Tỷ trọng thuếthu nhập doanh nghiệp của Việt Nam đã giảm mạnh so với các nướctrong nhóm ASEAN 5. Năm 2001, con số này của Việt Nam đứng thứhai sau Malaysia, đến năm 2014, Việt Nam đã là nước có tỷ trọng thuếthu nhập doanh nghiệp trong tổng thu ngân sách thấp nhất trong nhómASEAN 5 (Hình 3.1).38 Ước tính chi tiêu thuế ở Việt Nam Hình 3.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp, 2000-2016 Việt Nam ASEAN 5 (% tổng thu ngân sách)Ghi chú: **Số liệu năm 2016 là ước thực hiện lần thứ hai. Nguồn: Tác giả tính toán theo Bộ Tài Chính (2007-2017), IMF (2019). Sự sụt giảm trong cả số thu và tỷ trọng đóng góp của thuế thu nhậpdoanh nghiệp trong thu thuế ở giai đoạn 2006-2016 phản ánh cả xu hướnggiảm thuế suất phổ thông cũng như sự mở rộng các ưu đãi thuế. Thuế suấtphổ thông của thuế thu nhập doanh nghiệp đã được giảm theo một lộ trìnhtừ 28% trước năm 2008 xuống còn 20% từ năm 2016. Cụ thể, Luật thuếthu nhập doanh nghiệp 2008 (Luật số 14/2008/QH12) điều chỉnh thuếsuất phổ thông xuống 25%. Các doanh nghiệp khai thác dầu khí và kimloại quý hiếm bị áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50%. Đến năm 2013,Luật số 32/2013/QH13 giảm thuế suất phổ thông xuống 22% và đến năm2016, mức thuế suất phổ thông giảm xuống còn 20%. Về ưu đãi thuế, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành baogồm nhiều loại ưu đãi dành cho các đối tượng khác nhau với nhiềuhình thức khác nhau (chi tiết xin ...

Tài liệu được xem nhiều: