Danh mục

Thung Lũng Xưa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.11 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên của thung lũng là Trận Đồ , bởi có bốn hòn núi đá lớn ( tiếng địa phương gọi là lèn ) với bốn hình thù riêng biệt vây quanh. Vì thế phong cảnh đẹp một cách kỳ ảo , ai từng đến một lần sẽ rất khó quên. Làng Vịnh nằm lọt thỏm ở giữa thung lũng nên làng rất giống cái tổ chim khổng lồ. Đúng là nhiều chim thật , đây là vương quốc riêng của loài sáo đá , đầu hôm sớm mai tiếng hót của chúng tấu lên râm ran vách đá hòa với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thung Lũng XưaThung Lũng Xưa Nguyễn Đức Thọ Thung Lũng Xưa Tác giả: Nguyễn Đức Thọ Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 29-October-2012Tên của thung lũng là Trận Đồ , bởi có bốn hòn núi đá lớn ( tiếng địa phương gọi là lèn ) với bốnhình thù riêng biệt vây quanh. Vì thế phong cảnh đẹp một cách kỳ ảo , ai từng đến một lần sẽrất khó quên. Làng Vịnh nằm lọt thỏm ở giữa thung lũng nên làng rất giống cái tổ chim khổnglồ. Đúng là nhiều chim thật , đây là vương quốc riêng của loài sáo đá , đầu hôm sớm mai tiếnghót của chúng tấu lên râm ran vách đá hòa với tiếng chân trâu bò rậm rịch chuyển rung mặt đất.Làng Vịnh trù phú người đông nhưng tiếng người bị tiếng chim che khuất. Nói vậy , người làngVịnh ít khi to tiếng với nhau lắm. Lèn Trống tròn trĩnh , lưng chừng có một miệng hang xuyênqua lòng núi thấy rõ khoảng trời như nhìn vào miệng giếng thơi. Luồng hang thông theo hướngĐông-Tây , buổi sáng phía sau lèn có thể nhìn được mặt trời nhô lên rực rỡ, buổi chiều mặt trờikhuất lèn , nửa giờ sau làng Vịnh còn hân hạnh thấy mặt trời lặn đỏ ối qua miệng hang thêmmột lần , lúc trâu về chuồng , lúc bầy sáo bay về tổ trên các vách đá âm u. Người già bảo ai nhìnđược mặt trời mọc rồi lặn qua miệng hang đúng một trăm lần sẽ có cuộc đời phú quý vinh hoavà thông thái hơn người. Tất nhiên chẳng ai dở hơi thử tìm số phận bằng cách chạy vòng quanhlèn Trống để ngắm mặt trời qua miệng hang. Bỏ một ngày đồng áng là nguy cơ rồi bỏ cả trămngày có mà đói nhăn răng ! Nghe đồn lão Câm từng nhìn thấy mặt trời một trăm lần nhưng lãolại nghèo xác. Bị câm lão làm sao cãi lại mồm miệng thế gian về câu chuyện đặt điều vừa dàidòng vừa huyền hoặc giống truyện cổ tích. Từ lâu rồi lão không được cái quyền thanh minh chomình vì... ( khổ quá ! ) lão bị câm !Lèn Cờ hình tam giác , trên đỉnh lua tua đuôi nheo. Giống kiểu cờ đám ma bây giờ vẫn dùngmỗi khi đưa các cụ về nơi chín suối.Lèn Hai Vai giống hình người vạm vỡ bị cụt đầu , đoạn cổ trồi lên giữa đôi vai lực lưỡng. Ônghoạ sy ừchuyên vẽ tranh cổ động ở Hội văn nghệ tiỷnh về cứ khen nức nở: Xét về mặt nghệthuật tạo hình Lèn Hai Vai thuộc trường phái tả chân hiện thực xã hội chủ nghĩa . Cả làng nghemay ra chỉ mình dượng tôi hiểu lời họa sỹ , nên ông gật gù bình thêm: Vâng , đấy là hình thùcủa một tên tướng giặc ! . Tôi ngắm Lèn Hai Vai bằng đôi mắt trẻ thơ , thấy giống một ngườiđàn ông bị lún xuống đồng lúa , bùn đất ngập ngang rốn và thiếu hẳn cái đầu , lưỡi gươm vĩ đạicủa ông Trời phạt ngang từ ngày xửa ngày xưa , vết chém phẳng lỳ hằn lên trời xanh...Lèn Voi to nhất , giống con voi trận chết gục xuống , ở xa hàng chục cây số vẫn thấy rõ mìnhvoi , đầu voi cùng vô số đoạn ngà gãy vụn vãi xung quanh.Tôi lớn lên ở cái làng Vịnh nằm giữa thung lũng Trận Đồ hùng vĩ và bi tráng. Có thể thuở hồngTrang 1/7 http://motsach.infoThung Lũng Xưa Nguyễn Đức Thọhoang là chiến trường của các vị thần linh còn thời nay chưa hề nghe tiếng nổ của bom đạn.Bốn hòn lèn đã họp thành một quần thể mỹ thuật khá hoàn chỉnh , một tác phẩm hiếm có củaTạo hóa. Tôi cứ băn khoăn dấu tích này là của phe thắng trận hay phe thua trận? Dân làng aicũng thuộc lòng hai câu thơ: Tướng cụt đầu , cờ ráchTrống thủng , voi gãy ngà Người lạ đến làng ngắm nghía phong cảnh họ cũng thốt lên bâng quơ như thế. Tôi cố tình mầymò chắp nối nhiều mẩu huyền thoại gán ghép không lấy gì làm hấp dẫn lắm về sự tích bốn hònlèn để có được một câu chuyện trọn vẹn giống trong sách giáo khoa nhưng không thành công.Chán nhất là câu chuyện dượng tôi kể cho lũ em nghe mỗi đêm trăng sáng , ông phịa ra đấy làdấu vết quân xâm lược đế quốc Tàu. Có khi ông lại kể là đế quốc Chiêm Thành , đế quốc AiLao... Tôi không được nằm cùng chiếu với lũ em nên thường hay thắc mắc với bà ngoại. Bà lắcđầu bảo không biết. Gặng hỏi riết , bà chửi: Nghe mày hỏi tao thấy ngứa lỗ đít lắm. Giặc nàođến đây? Trời sinh ra thế ! Dượng biết chuyện , nói trống không: Cái đồ tâm thần bất định !.Tôi buồn bỏ đi về hướng lò vôi của lão Câm. Lão thông thạo hang cùng ngõ ngách , từng mỏmđá của thung lũng này , lão có thể giải đáp hết mọi câu hỏi của tôi , tiếc thay , lão lại không biếtnói. Mỗi lần thấy tôi lủi thủi đến chơi , đôi mắt u sầu của lão thường tỏa ra một luồng hơi ấm vôhình âu yếm vuốt ve toàn thân thể. Ước gì ông nói được , ông sẽ kể cho cháu nghe bao chuyệncổ , chuyện đời đầy lý thú. Tôi bắt đầu có một nỗi bứt rứt mơ hồ , hình như thung lũng này đangchật hẹp dần lại... Lão Câm cô độc mà không cô đơn , tôi nghĩ thế , lão có niềm vui sống nhờnúi đá phò trợ. Mùa nào thức ấy , lão lấy phân dơi trong hang , bắt dơi quạ lột da thui lửa rơm ,bẫy chim sáo nhốt đầy lồng , đập đá nung vôi... Thứ nào đem ra chợ Phủ bán cũng có tiền muagạo , cá trích , mắm ruốc , thuốc lào...Tôi không cô độc , sống trong một gia đình đầy ắp con nít , nhưng là một thằng bé cô đơn. Chatôi hy sinh ở chiến trường Điện Biên Phủ , tại quyết chiến điểm Him Lam. Tấm bằng Tổ quốcghi công trên bàn thờ ghi rất rõ. Ngày cha chết trùng ngày mẹ sinh ra tôi.Mẹ đi bước nữa , theo lời trăng trối của bà nội , lấy dượng để trả cái ân nghĩa giúp bà. Dượng tôicũng góa một đời vợ , đi dân công xe thồ. Không hiểu bằng cách nào thật thần tình , dượng đãđem về làng Vịnh , trao tận tay bà nội mảnh hình hài còn lại của cha tôi. Đó là cái chân phải xỏchặt trong chiếc dép lốp , trước giờ ôm bộc phá xung trận cha đã cẩn thận gài hai quai hậu. Bànội nhận ra nhờ móng chân cái của cha có một cái móng đèo. Mẹ cầm chiếc dép đếm đủ támcái đinh mén cha đóng thêm vào lỗ xâu quai cho khỏi tuột , hét một tiếng rồi ngất đi. D ...

Tài liệu được xem nhiều: