Thuốc bổ âm dương
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 486.87 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu này tập trung vào nhóm thuốc bổ âm dương, một nhóm thuốc quan trọng trong y học cổ truyền dùng để điều hòa và bổ sung âm dương trong cơ thể. Chúng ta sẽ phân loại các loại thuốc bổ âm dương, sau đó trình bày chi tiết tính vị, công năng, và chủ trị chính của ít nhất năm vị thuốc tiêu biểu. Cuối cùng, tài liệu sẽ so sánh các vị thuốc này về tính vị, kinh lạc hoạt động và công dụng chính để làm rõ sự khác biệt và ứng dụng lâm sàng của từng loại. Việc hiểu rõ về nhóm thuốc này sẽ giúp cho việc lựa chọn và sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc bổ âm dương THUỐC BỔ ÂM DƯƠNGMỤC TIÊU 1. Trình bày được phân loại thuốc bổ âm dương. 2. Trình bày được ít nhất là 5 vị thuốc trong nhóm thuốc về: tính vị, công năng,chủ trị chính. 3. So sánh được các thuốc trong bài về: tính vị, quy kinh, công năng chủ trịchính.NỘI DUNG Thuốc bổ dưỡng trong YHCT bao gồm 4 loại: thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ âm,bổ dương. Dùng để bồi bổ cơ thể trong trường hợp khí huyết, âm dương không đầy đủ. - Thuốc bổ khí có tác dụng kiện tỳ ích khí, chủ yếu dùng trong các trường hợpkhí tỳ, khí phế bị hư nhược. - Thuốc bổ huyết còn gọi là thuốc bổ dưỡng huyết dùng khi huyết bị hư (hailoại này đã giới thiệu ở phần thuốc về khí và huyết ở trên). - Thuốc bổ âm còn gọi là thuốc dưỡng âm hay tư âm có tác dụng sinh tân dịch,dùng thích hợp với chứng âm hư để bổ chân âm. - Thuốc bổ dương có tác dụng bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt, dùng chủyếu với chứng thận hư (chức năng thận dương kém). Bốn loại trên có liên quan tương hỗ và hiệp đồng tác dụng với nhau, chúng bổxung cho nhau. Dùng thuốc bổ YHCT chúng ta cần chú ý cả hai mặt của nó, mặt tíchcực cần khai thác, mặt tiêu cực không có lợi cần tìm cách khắc phục. Cũng cần nóithêm rằng, còn một khái niệm về bổ nữa đó là bổ hỏa, bổ vào nguồn hỏa ích hỏa chinguyên bổ vào quân hỏa và tướng hỏa như phục tử chế, nhục quế.1. Thuốc bổ âm (dưỡng âm) Thuốc bổ âm được dùng để bổ phần âm (chân âm) trong cơ thể, đó là thuốcđược bổ chủ yếu vào một số tạng như phế, can , tâm, thận âm… và một số phủ kỳhằng như huyết, tân dịch. Khi các bộ phận này xuất hiện các chứng hư. Ví dụ như phếhư, lo lâu ngày, viêm phế quản mãn tính, can huyết, tâm huyết hư, thận âm hư. Thuốc bổ âm đa số có tính hàn, vị ngọt; thể chất nhiều dịch nhầy, nhớt khi uốngdễ gây nê trệ, dẫn đến tiêu hóa kém, cho nên thường được dùng phối hợp với thuốc lýkhí, kiện tỳ. Những người tỳ vị hư nhược, dùng thận trọng. Ngoài ra khi dùng có thểphối hợp với các thuốc bổ huyết, hoạt huyết, thuốc chỉ ho, hóa đờm. 233 HOÀNG TINH Rhizoma Polygonati Dùng củ của cây hoàng tinh Polygonatum kingianum Coll et Hemsl. Họ Tóctiên Convallariaceae. Tính vị: vị ngọt, tính bình Quy kinh: vào 3 kinh tỳ, phế, vị Công năng chủ trị: - Nhuận phế, sinh tân dịch: dùng trong các trường hợp phế háo, các chứng hokhan, bệnh ho lao. Bệnh lao ở thời kỳ đầu có thể dùng hoàng tinh 20g, sa sâm 8g, ý dĩ12g, dưới dạng thuốc sắc. Khi đã ho ra máu: hoàng tinh, bách bộ, bạch cập mỗi thứ250g, tán bột mịn, ngày uống 3 lần mỗi lần 8g. Đối với bênh tiêu khát, tân dịch hao tổnnặng thì dùng hoàn tinh phối hợp với sinh địa, hoài sơn, tang diệp. - Bổ tỳ, kiện vị: dùng trong các bệnh mà tỳ vị hư yếu, tân dịch thiếu. - Bổ máu: dùng trong các bệnh thiếu máu, các trường hợp sau ốm dậy, da cònxanh xao, gầy còm, hoặc dùng cho người già huyết dịch khô kiệt, có thể phối hợp vớihoàng tinh, câu kỷ tử, thục địa, hà thủ ô. Liều dùng: 8-12g Chú ý: - Sau khi thu hoạch, hoàng tinh cần phải nấu nhiều lần để loại các chất kíchthích, các chất gây tê ngứa và sau đó cần qua chế biến để có hàng tinh màu đen nhưthục địa. Còn dùng cây ngọc trúc (hoàng tinh ngọc trúc) Polygonatum officinale, cùnghọ làm thuốc bổ âm, cơ thể suy nhược ra nhiều mồ hôi. - Tác dung dược lý: hoàng tinh có tác dụng hạ huyết áp trên động vật thínghiệm đã gây mê. Có tác dụng ức chế đường huyết quá cao; tiêm liều lớn làm tê liệttrung khu thần kinh. - Tác dụng kháng khuẩn: hoàng kinh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn. THIÊN MÔN ĐÔNG (Rễ củ) Radix Asparagi Dùng củ của cây thiên môn đông Aspagagus cochinchinensis (Lour) Merr. HọThiên môn đông Asparagaceae. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn Quy kinh: vào 2 kinh phế và thận 234 Công năng chủ trị: - Thanh nhiệt hóa đờm, dưỡng tâm, thanh phế: dùng trị phế âm, khi chức năngbị suy nhược, ho lâu ngày, ho khan, hoặc ho có đờm khó khạc ra. Dùng để trị viêmphổi hoặc ho gà: dùng thiên môn, mạch môn mỗi thứ 20g, bách bộ 12g, trần bì 8g, camthảo 8g để chữa ho gà có hiệu quả. - Dưỡng vị sinh tân: dùng cho các trường hợp sau khi ốm dậy, tân dịch hao tổn,miệng khát, dùng thiên môn đông để tư âm nhuận táo. Có thể dùng bài thuốc mang têncao tam tài gồm 3 vị: nhân sâm 4g, thiên môn đông 10g, thục địa 10g, để bồi hổ cơthể, bổ phế và bổ thận âm. - Dưỡng tâm âm: dùng trị bệnh âm trong trường hợp tâm huyết không đủ, tim đậploạn nhịp, hồi hộp, ngắn hơi, vô lực, lưỡi miệng sinh mụn nhọt, mồ hôi nhiều có thể bổtâm huyết, an thần: dùng thiên môn đông 16g, liên tâm 8g, liên nhục 12g, sinh địa 20g,thục địa 20g, đạm trúc diệp 30g, đăng tâm thảo, thảo quyết minh 12g, bá tử nhân 12g.Chữa lở miệng dùng thiên môn, mạch môn, huyền sâm bằng lượng. Sắc uống. - Nhuận tràng, dùng trong các trường hợp cơ thể háo khát, dẫn đến đại tiện bí táo. Liều dùng: 4-12g Kiêng kỵ: những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng. Chú ý: - Ngoài thiên môn đông, còn có vị thuốc mạch môn đông là rễ của câyOphiopogon japonicus Wall. Tính vị ngọt, bình có tác dụng ức vị, sinh tân, dưỡng âm,thoái nhiệt, xúc tiến âm bình dương bế, uống lâu làm cơ thể hoạt bát, nhuận phế, trị ho. - Tác dụng dược lý: dịch sắc mạch môn đông có tác dụng chỉ ho. - Tác dụng kháng khuẩn: mạch môn đông có tác dụng ức chế B.subtilis còn thiênmôn đông tác dụng ức chế B.subtilis, Escherichia coli, Sal. Typhi và trực khuẩn lỵ. BÁCH HỢP Bulbus Lilii brownii Là giò phơi khô của cây bách hợp Lilium brownii F.E.Brow .ex Mill. Họ Hành ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc bổ âm dương THUỐC BỔ ÂM DƯƠNGMỤC TIÊU 1. Trình bày được phân loại thuốc bổ âm dương. 2. Trình bày được ít nhất là 5 vị thuốc trong nhóm thuốc về: tính vị, công năng,chủ trị chính. 3. So sánh được các thuốc trong bài về: tính vị, quy kinh, công năng chủ trịchính.NỘI DUNG Thuốc bổ dưỡng trong YHCT bao gồm 4 loại: thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ âm,bổ dương. Dùng để bồi bổ cơ thể trong trường hợp khí huyết, âm dương không đầy đủ. - Thuốc bổ khí có tác dụng kiện tỳ ích khí, chủ yếu dùng trong các trường hợpkhí tỳ, khí phế bị hư nhược. - Thuốc bổ huyết còn gọi là thuốc bổ dưỡng huyết dùng khi huyết bị hư (hailoại này đã giới thiệu ở phần thuốc về khí và huyết ở trên). - Thuốc bổ âm còn gọi là thuốc dưỡng âm hay tư âm có tác dụng sinh tân dịch,dùng thích hợp với chứng âm hư để bổ chân âm. - Thuốc bổ dương có tác dụng bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt, dùng chủyếu với chứng thận hư (chức năng thận dương kém). Bốn loại trên có liên quan tương hỗ và hiệp đồng tác dụng với nhau, chúng bổxung cho nhau. Dùng thuốc bổ YHCT chúng ta cần chú ý cả hai mặt của nó, mặt tíchcực cần khai thác, mặt tiêu cực không có lợi cần tìm cách khắc phục. Cũng cần nóithêm rằng, còn một khái niệm về bổ nữa đó là bổ hỏa, bổ vào nguồn hỏa ích hỏa chinguyên bổ vào quân hỏa và tướng hỏa như phục tử chế, nhục quế.1. Thuốc bổ âm (dưỡng âm) Thuốc bổ âm được dùng để bổ phần âm (chân âm) trong cơ thể, đó là thuốcđược bổ chủ yếu vào một số tạng như phế, can , tâm, thận âm… và một số phủ kỳhằng như huyết, tân dịch. Khi các bộ phận này xuất hiện các chứng hư. Ví dụ như phếhư, lo lâu ngày, viêm phế quản mãn tính, can huyết, tâm huyết hư, thận âm hư. Thuốc bổ âm đa số có tính hàn, vị ngọt; thể chất nhiều dịch nhầy, nhớt khi uốngdễ gây nê trệ, dẫn đến tiêu hóa kém, cho nên thường được dùng phối hợp với thuốc lýkhí, kiện tỳ. Những người tỳ vị hư nhược, dùng thận trọng. Ngoài ra khi dùng có thểphối hợp với các thuốc bổ huyết, hoạt huyết, thuốc chỉ ho, hóa đờm. 233 HOÀNG TINH Rhizoma Polygonati Dùng củ của cây hoàng tinh Polygonatum kingianum Coll et Hemsl. Họ Tóctiên Convallariaceae. Tính vị: vị ngọt, tính bình Quy kinh: vào 3 kinh tỳ, phế, vị Công năng chủ trị: - Nhuận phế, sinh tân dịch: dùng trong các trường hợp phế háo, các chứng hokhan, bệnh ho lao. Bệnh lao ở thời kỳ đầu có thể dùng hoàng tinh 20g, sa sâm 8g, ý dĩ12g, dưới dạng thuốc sắc. Khi đã ho ra máu: hoàng tinh, bách bộ, bạch cập mỗi thứ250g, tán bột mịn, ngày uống 3 lần mỗi lần 8g. Đối với bênh tiêu khát, tân dịch hao tổnnặng thì dùng hoàn tinh phối hợp với sinh địa, hoài sơn, tang diệp. - Bổ tỳ, kiện vị: dùng trong các bệnh mà tỳ vị hư yếu, tân dịch thiếu. - Bổ máu: dùng trong các bệnh thiếu máu, các trường hợp sau ốm dậy, da cònxanh xao, gầy còm, hoặc dùng cho người già huyết dịch khô kiệt, có thể phối hợp vớihoàng tinh, câu kỷ tử, thục địa, hà thủ ô. Liều dùng: 8-12g Chú ý: - Sau khi thu hoạch, hoàng tinh cần phải nấu nhiều lần để loại các chất kíchthích, các chất gây tê ngứa và sau đó cần qua chế biến để có hàng tinh màu đen nhưthục địa. Còn dùng cây ngọc trúc (hoàng tinh ngọc trúc) Polygonatum officinale, cùnghọ làm thuốc bổ âm, cơ thể suy nhược ra nhiều mồ hôi. - Tác dung dược lý: hoàng tinh có tác dụng hạ huyết áp trên động vật thínghiệm đã gây mê. Có tác dụng ức chế đường huyết quá cao; tiêm liều lớn làm tê liệttrung khu thần kinh. - Tác dụng kháng khuẩn: hoàng kinh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn. THIÊN MÔN ĐÔNG (Rễ củ) Radix Asparagi Dùng củ của cây thiên môn đông Aspagagus cochinchinensis (Lour) Merr. HọThiên môn đông Asparagaceae. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn Quy kinh: vào 2 kinh phế và thận 234 Công năng chủ trị: - Thanh nhiệt hóa đờm, dưỡng tâm, thanh phế: dùng trị phế âm, khi chức năngbị suy nhược, ho lâu ngày, ho khan, hoặc ho có đờm khó khạc ra. Dùng để trị viêmphổi hoặc ho gà: dùng thiên môn, mạch môn mỗi thứ 20g, bách bộ 12g, trần bì 8g, camthảo 8g để chữa ho gà có hiệu quả. - Dưỡng vị sinh tân: dùng cho các trường hợp sau khi ốm dậy, tân dịch hao tổn,miệng khát, dùng thiên môn đông để tư âm nhuận táo. Có thể dùng bài thuốc mang têncao tam tài gồm 3 vị: nhân sâm 4g, thiên môn đông 10g, thục địa 10g, để bồi hổ cơthể, bổ phế và bổ thận âm. - Dưỡng tâm âm: dùng trị bệnh âm trong trường hợp tâm huyết không đủ, tim đậploạn nhịp, hồi hộp, ngắn hơi, vô lực, lưỡi miệng sinh mụn nhọt, mồ hôi nhiều có thể bổtâm huyết, an thần: dùng thiên môn đông 16g, liên tâm 8g, liên nhục 12g, sinh địa 20g,thục địa 20g, đạm trúc diệp 30g, đăng tâm thảo, thảo quyết minh 12g, bá tử nhân 12g.Chữa lở miệng dùng thiên môn, mạch môn, huyền sâm bằng lượng. Sắc uống. - Nhuận tràng, dùng trong các trường hợp cơ thể háo khát, dẫn đến đại tiện bí táo. Liều dùng: 4-12g Kiêng kỵ: những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng. Chú ý: - Ngoài thiên môn đông, còn có vị thuốc mạch môn đông là rễ của câyOphiopogon japonicus Wall. Tính vị ngọt, bình có tác dụng ức vị, sinh tân, dưỡng âm,thoái nhiệt, xúc tiến âm bình dương bế, uống lâu làm cơ thể hoạt bát, nhuận phế, trị ho. - Tác dụng dược lý: dịch sắc mạch môn đông có tác dụng chỉ ho. - Tác dụng kháng khuẩn: mạch môn đông có tác dụng ức chế B.subtilis còn thiênmôn đông tác dụng ức chế B.subtilis, Escherichia coli, Sal. Typhi và trực khuẩn lỵ. BÁCH HỢP Bulbus Lilii brownii Là giò phơi khô của cây bách hợp Lilium brownii F.E.Brow .ex Mill. Họ Hành ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dược học cổ truyền Thuốc bổ âm dương Y học cổ truyền Thuốc bổ âm Thuốc bổ dưỡngTài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 284 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 237 0 0 -
6 trang 191 0 0
-
120 trang 176 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 170 0 0 -
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 167 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 155 5 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 127 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 126 0 0 -
97 trang 125 0 0