Thuốc điều trị bệnh dị ứng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc điều trị bệnh dị ứng Thuốc điều trị bệnh dị ứngHiện tượng dị ứng là một dạng phản ứng có hại của hệthống miễn dịch đối với các tác nhân từ môi trườngsống mà bình thường vốn ít gây nguy hại như bụi nhà,phấn hoa, lông súc vật, nấm mốc, thức ăn, thuốc, hóachất, nọc côn trùng…Cần tránh tiếp xúc các dị nguyên gây bệnh như phấn hoaNguyên nhân gây ra các bệnh dị ứng còn chưa được biếtchính xác nhưng được cho là do sự kết hợp của các yếu tốchủ thể yếu tố môi trường. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nam, cónguy cơ bị mắc các bệnh dị ứng cao hơn so với người lớn.Các yếu tố môi trường cũng đóng một vai trò quan trọngtrong việc gây ra tình trạng dị ứng, trong đó các yếu tốđược nói đến nhiều nhất là nhiễm khuẩn và sử dụngkháng sinh, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với dị nguyên,đặc biệt trong giai đoạn đầu đời, nhiễm giun, sán, kí sinhtrùng và sự thay đổi chế độ ăn. Trẻ em được nuôi hoàntoàn bằng sữa mẹ cũng có ít nguy cơ mắc các bệnh dị ứnghơn so với những trẻ em được nuôi bằng sữa bột.Các biểu hiện của tình trạng dị ứngBiểu hiện và mức độ của các triệu chứng dị ứng ở mỗi cáthể tùy thuộc vào mức độ mẫn cảm của cơ thể, loại bệnhdị ứng mà cá thể đó mắc cũng như số lượng và cách tiếpxúc của dị nguyên gây bệnh. Các triệu chứng dị ứng cóthể xuất hiện tức thì trong vài giây đến vài phút sau khitiếp xúc với dị nguyên, nhưng cũng có thể xuất hiện muộnsau vài ngày, vài tuần. Các triệu chứng dị ứng có thể xuấthiện đồng thời ở nhiều cơ quan nhưng cũng có thể chỉ đặchiệu ở một hệ thống cơ quan. Các dị nguyên trong khôngkhí như bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc… thường gây ra cáctriệu chứng dị ứng ở những vùng có tiếp xúc với khôngkhí như mắt, mũi, phổi.Điều trị các bệnh dị ứngĐiều trị các bệnh dị ứng nói chung có 3 vấn đề cơ bảnlà: phải tránh được việc tiếp xúc với các dị nguyên gâybệnh, sử dụng các thuốc chống dị ứng để giảm triệuchứng và điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu.Tránh tiếp xúc với dị nguyên là cách đơn giản và hiệu quảnhất để điều trị các bệnh dị ứng nhưng thường rất khóthực hiện được trong thực tế. Việc loại bỏ hoàn toàn cácdị nguyên vi thể trong không khí như bụi nhà, nấm mốc,phấn hoa là điều gần như không thể, nhưng giảm được sốlượng các dị nguyên tiếp xúc trong môi trường sống vàlàm việc cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng dịứng, giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống dị ứng và cảithiện chất lượng cuộc sống. Để có thể thực hiện được điềunày, cần tránh ra ngoài vào những lúc phấn hoa rụngnhiều (khoảng 10 giờ sáng), không nuôi chó, mèo trongnhà, không đến những nơi có nhiều cây cối, thường xuyêngiặt chăn ga gối đệm, hạn chế dùng thảm và rèm treocũng như các vật dụng có khả năng bắt bụi, đảm bảo đủánh sáng, dùng máy điều hoà không khí…Những người có tiền sử dị ứng thuốc cần tuyệt đối tránhsử dụng lại loại thuốc mà mình đã từng bị dị ứng và mỗikhi đi khám chữa bệnh, phải thông báo cho thầy thuốcloại thuốc mà mình bị dị ứng. Những người có tiền sử dịứng với một loại thức ăn nào đó như tôm, cua, mực…cũng phải tuyệt đối tránh tiếp xúclại với thức ăn đó dướimọi hình thức. Các thuốc chính được sử dụng trong điềutrị các bệnh và phản ứng dị ứng là nhóm corticosteroid(như prednisolone, methylprednisolone,dexamethasone…), nhóm kháng histamine H1 (nhưfexofenadine, loratadine, levocetirizine, desloratadine,hydroxyzine…), các thuốc kháng leukotrien (nhưmontelukast, zafi rlukast…), thuốc bảo vệ màng dưỡngbào (như ketotifen, nedocromil…) và adrenaline.Corticosteroid được sử dụng đường toàn thân hoặc tại chỗtrong điều trị hầu hết các bệnh dị ứng như hen phế quản,viêm mũi dị ứng, chàm, viêm da tiếp xúc… Các thuốckháng histamine H1 cũng có thể được dùng đường toànthân hoặc tại chỗ, có tác dụng tốt với các trường hợp màyđay, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. Các thuốckháng leukeotrien hiện được sử dụng chủ yếu trong điềutrị hen phế quản và viêm mũi dị ứng, tuy nhiên, một sốnghiên cứu cho thấy nó còn có tác dụng tốt trong điều trịcác trường hợp mày đay mạn tính. Adrenaline là thuốcđược lựa chọn hàng đầu trong điều trị các phản ứng dịứng cấp tính nặng như sốc phản vệ, phù Quincke, màyđay… Các thuốc bảo vệ màng dưỡng bào hiện chỉ cònđược sử dụng trong điều trị một số bệnh lý dị ứng ở trẻem do có tác dụng tương đối yếu. Giảm mẫn cảm đặc hiệuvới dị nguyên gây bệnh là phương pháp điều trị các bệnhdị ứng bằng cách đưa vào cơ thể một lượng dị nguyên gâybệnh tăng dần để cơ thể có thể dung nạp dần với các dịnguyên đó, được chỉ định khi người bệnh không thể tránhđược việc tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh và không đápứng với điều trị bằng các thuốc chống dị ứng. Giảm mẫncảm có thể được tiến hành qua đường tiêm hoặc ngậmdưới lưỡi. Các nghiên cứu cho thấy, giảm mẫn cảm đặchiệu có hiệu quả tương đối tốt với dị ứng do nọc côntrùng, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dịứng và một số trường hợp dị ứng thuốc.Cơ địa dị ứng thường tồn tại suốt đời nhưng các triệuchứng dị ứng lại có thể thay đổi theo thời gian. Cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
5)tài liệu thuốc đông y mẹo vặt chữa bệnh cây thuốc chữa bệnh vị thuốc đông y y học cổ truyềnGợi ý tài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 276 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
6 trang 181 0 0
-
120 trang 175 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 164 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 138 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
97 trang 125 0 0
-
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 125 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 84 0 0 -
11 trang 80 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 76 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 73 0 0 -
Bài giảng Chuyển hóa Acid Amin
49 trang 62 0 0 -
108 trang 62 0 0
-
102 trang 60 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 59 0 0