Thương hiệu cá nhân là gì?
Ngày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người. Có thể nói, mọi thứ đều có thương hiệu. Chẳng hạn người ta sử dụng từ Lasvegas cho điểm cờ bạc, phố Wall cho trung tâm tài chính, thung lũng Silicon cho các trung tâm phần mềm. Madona cho những phụ nữ gợi tình và bốc lửa... Như vậy Lasvegas, phố Wall, Madona... đã là những thương hiệu.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?
Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?
Thương hiệu cá nhân là gì?
Ngày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể
gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người. Có thể nói,
mọi thứ đều có thương hiệu. Chẳng hạn người ta sử dụng từ Lasvegas cho điểm cờ
bạc, phố Wall cho trung tâm tài chính, thung lũng Silicon cho các trung tâm phần
mềm. Madona cho những phụ nữ gợi tình và bốc lửa... Như vậy Lasvegas, phố
Wall, Madona... đã là những thương hiệu.
Cũng giống như thương hiệu hàng hóa, thương hiệu cá nhân là giá trị của
một cá nhân giúp phân biệt cá nhân đó với những người khác. Thương hiệu cá
nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên ngoài mà nó
còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc... cũng như
cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng
cho các quyết định của cá nhân đó. Ngày nay, thương hiệu cá nhân đã và đang trở
thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công chuyên nghiệp.
Tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân?
Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích.
Hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Quá trình
phát triển thương hiệu cá nhân chính là quá trình truyền bá những thông điệp,
khắng định những giá trị cá nhân của bạn. Xây dựng được một thương hiệu cá
nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm
soát bản thân mình.
Tạo sự khác biệt. Một khi bạn đã tạo dựng được thương hiệu cho riêng
mình thì đó chính là một công cụ hữu hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và
các đối thủ cạnh tranh.
Mang lại những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng nh ư dài hạn (có công
việc tốt hơn, ôn định, tăng thu nhập, mở rộng lĩnh vực kinh doanh...). Mục đích
cuối cùng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân cũng
đều là sự phát triển bền vững, là lợi nhuận.
Khi bạn đã có một thương hiệu nổi tiếng, đương nhiên bạn sẽ có nhiều cơ
hội hơn trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chẳng hạn, khi cần tư vấn tài chính
người ta sẽ tìm đến anh A, muốn có được tư vấn về quản lý người ta sẽ đến gặp
chị B...
Xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào?
Bước 1: Xác định thương hiệu riêng
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, cần định hướng rõ ràng. Hãy suy ngh ĩ
xem bạn muốn cuộc sống của bạn sẽ thế nào trong 1, 2, 3 hay 5 năm tới. Các mục
tiêu cần được xác định tập trung, trọng điểm, cụ thể và sát thực.
Ngạn ngữ có câu: Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Xây đựng
thương hiệu cá nhân cũng vậy. Để xác định được một thương hiệu phù hợp và
thành công cần phải hiểu rõ về bản thân mình cũng như về đối thủ cạnh tranh. Nếu
bạn là người năng động và hướng ngoại, bạn sẽ khó thành công với những công
việc có thể dự đoán trước, những gì quá ổn định. Ngược lại, nếu bạn là người ưa
ổn định, bạn sẽ thất bại khi hướng đến một môi trường đòi hỏi tính năng động,
sáng tạo và khả năng thích nghi cao.
Để hiểu rõ hơn nội dung của bước này, hãy giả sử hiện bạn đang là một
chuyên viên tài chính và bạn định hướng sẽ trở thành người điều hành của một tập
đoàn tài chính trong tương lai. Việc định hướng này là dựa trên cơ sở bạn tự đánh
giá năng lực, môi trường làm việc cũng như trình độ học vân của bạn và cũng là
nhằm khẳng định mình, mong muốn có cơ hội được thể nghiệm những gì bạn khao
khát được thực hiện nhằm mang lại lợi ích tối đa cho Công ty cũng nh ư cho bản
thân. Để đạt được mục đích đó, bạn xác định các mục tiêu ngắn hạn, ví dụ: sau 5
năm phải đạt đến một vị trí quản lý cấp thấp (trưởng phòng), sau 10 năm đạt đến
cấp cao hơn (ví dụ thành viên Ban giám đốc) và sau 15 năm phải đạt đến vị trí cao
nhất - Giám đốc điều hành...
Để đạt được từng mục tiêu, bạn phải xây đựng cho mình một chương trình
hành động cụ thế. Bạn đánh giá xem liệu rang có những đối thủ cạnh tranh nào
cũng đang nhằm tới mục tiêu của bạn. Bạn cần phải tìm được điểm khác biệt của
bạn so với họ, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá tr ình phấn đấu đạt
đến các mục tiêu. Bạn cần làm thế nào để the hiện được là mình hội đủ các khả
năng và tố chất để có thể trở thành người lãnh đạo tập đoàn hơn những ứng viên
khác.
Bước 2: Biểu đạt và thể hiện thương hiệu
Một khi bạn đã hiểu về bản thân mình, về đối thủ cạnh tranh, đã xây dựng
được những mục tiêu, bạn có thể dễ đàng xác định một tổ hợp các công cụ liên kết
giúp bạn mang hình ảnh, tuyên ngôn của mình đến công chúng một cách hiệu quả
nhất. Đó có thể là những bài báo viết, các bài phát biểu, các buổi thuyết trình...
Bạn cần đánh giá tất cả các ph ương tiện đế chọn ra tổ hợp thích hợp nhất nhằm đạt
đến nhóm công chúng hướng đích của mình. Tổ hợp đó có thề thay đổi tuỳ thuộc
mục tiêu của bạn ở từng giai đoạn nhất định. Mỗi hành động của b ...