Danh mục

Thương lượng hội thoại - một kĩ năng giao tiếp quan trọng có thể tích hợp rèn luyện cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.65 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội thoại là một phần tất yếu trong giao tiếp. Muốn giao tiếp thành công cần có kĩ năng thương lượng hội thoại. Học sinh THCS đang hoàn thiện về kĩ năng giao tiếp nên rất cần tiếp cận với vấn đề thương lượng hội thoại. Bài viết này đề cập đến cơ sở lí luận về thương lượng hội thoại và định hướng tích hợp rèn luyện cho HS nội dung này qua phần Đọc hiểu trong môn Ngữ văn ở THCS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương lượng hội thoại - một kĩ năng giao tiếp quan trọng có thể tích hợp rèn luyện cho học sinh THCS qua môn Ngữ vănJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 33-42This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0055THƯƠNG LƯỢNG HỘI THOẠI – MỘT KĨ NĂNG GIAO TIẾP QUAN TRỌNGCÓ THỂ TÍCH HỢP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH THCS QUA MÔN NGỮ VĂNPhan Thị Hồng XuânKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Thương lượng là một yếu tố rất quan trọng trong hội thoại. Bước vào một cuộc hộithoại là bước vào cuộc thương lượng. Hội thoại là một phần tất yếu trong giao tiếp. Muốngiao tiếp thành công cần có kĩ năng thương lượng hội thoại. Học sinh THCS đang hoànthiện về kĩ năng giao tiếp nên rất cần tiếp cận với vấn đề thương lượng hội thoại. Bài viếtnày đề cập đến cơ sở lí luận về thương lượng hội thoại và định hướng tích hợp rèn luyệncho HS nội dung này qua phần Đọc hiểu trong môn Ngữ văn ở THCS.Từ khóa: Hội thoại, thương lượng, kĩ năng, tích hợp, đọc hiểu.1.Mở đầuThương lượng là một yếu tố rất quan trọng trong hội thoại. Bước vào một cuộc hội thoạilà bước vào cuộc thương lượng. Sự thành công hay thất bại của cuộc thoại phụ thuộc vào kĩ năngthương lượng hội thoại. Không thiếu những cuộc thoại bắt đầu từ những chuyện rất nhỏ nhưng kếtthúc là một sự gây gổ, xung đột, để lại những hậu quả khôn lường. Tất cả chỉ là do các bên khôngcó kĩ năng thương lượng hội thoại. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau vấn đề thương lượng hộithoại chưa được nghiên cứu nhiều. Trong các nhà Ngôn ngữ học có nhiều thành tựu nghiên cứu vềNgữ dụng học ở Việt Nam như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Thị KimLiên, Đỗ Việt Hùng. . . , tác giả Đỗ Hữu Châu là người quan tâm tới thương lượng nhiều hơn cả.Trong Đại cương ngôn ngữ học tập hai - Ngữ dụng học [4], tác giả đã đề cập tới đối tượng thươnglượng, phương thức thương lượng. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong Dụng học Việt ngữ [7] đề cậptới thương lượng và mối quan hệ với sự trao đáp trong hội thoại. Tác giả Chu Thanh Tâm đã đề cậpđến thương lượng hội thoại khi dẫn nhập đề tài diễn ngôn [5]. Trên các tạp chí khoa học chuyênngành, có một số bài báo đề cập tới hội thoại [11-13]. Tuy nhiên, các bài báo này chỉ đề cập tớivấn đề dạy học hội thoại nói chung chứ không đề cập tới thương lượng hội thoại. Năm 2010, tácgiả Đặng Thị Hảo Tâm đã phân tích vai trò của thương lượng nội dung hội thoại trong việc phảnánh xung đột về quan niệm nghệ thuật thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sốngnhân dân. Mục đích của bài báo là đưa ra những kiến giải khoa học về giá trị của đoạn trích và làmrõ hơn cho việc tiếp cận văn bản theo hướng tích hợp ngôn ngữ - văn học [2].Ở trường phổ thông, năng lực giao tiếp là năng lực cốt yếu cần hình thành cho học sinh(HS) ở tất cả các cấp học. Cấp học Trung học cơ sở (THCS) cũng không nằm ngoài yêu cầu đó.HS THCS đang ở tuổi hoàn thiện kĩ năng giao tiếp nên rất cần hình thành và phát triển kĩ năngNgày nhận bài: 10/2/2017. Ngày nhận đăng: 3/5/2017.Liên hệ: Phan Thị Hồng Xuân, e-mail: phanhongxuan@gmail.com33Phan Thị Hồng Xuânthương lượng hội thoại. Trong bài báo này, chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề thương lượng hộithoại và đề xuất các định hướng tích hợp nội dung này với phần Đọc hiểu trong môn Ngữ văn đểtừng bước hình thành và nâng cao kĩ năng thương lượng hội thoại cho học sinh THCS.2.2.1.Nội dung nghiên cứuCơ sở lí luận của vấn đề thương lượng hội thoạiThương lượng là gì? Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: “Thương lượng làtrao đổi, bàn bạc với nhau nhằm đi đến thỏa thuận, giải quyết một vấn đề nào đó (thường có liênquan tới quyền lợi của các bên). Ví dụ: Thương lượng về giá cả; Giải quyết bằng thương lượng” [1,tr. 2265].Thương lượng hội thoại là gì? Tác giả Đặng Thị Hảo Tâm đã đưa ra định nghĩa: “Thươnglượng hội thoại là quá trình các nhân vật giao tiếp sử dụng lời trao và lời đáp của mình để đạt đượcsự thỏa thuận về hình thức hội thoại, nội dung hội thoại hoặc điều chỉnh xung đột trong suốt diễntiến của cuộc thoại nhằm đảm bảo thành công cho cuộc giao tiếp” [2, tr. 25].Tuy nhiên, trong đa số các cuộc thoại, vận động thương lượng không chỉ sử dụng lời nóimà còn kèm theo những yếu tố khác như ngữ điệu, ánh mắt, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể. . . . Vì vậy,để tiện nghiên cứu, chúng tôi tạm thời đưa ra một cách hiểu về thương lượng hội thoại như sau:Thương lượng hội thoại là vận động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ, yếu tố kèm lời và yếu tố philời do các nhân vật tham gia hội thoại tiến hành nhằm đạt được sự thỏa thuận về cách thức và nộidung của cuộc thoại để đảm bảo cho cuộc thoại thành công.Kĩ năng là gì? Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh Môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục vàĐào tạo đưa ra cách hiểu về kĩ năng như sau: “Kĩ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, nhữngcách thức thực hà ...

Tài liệu được xem nhiều: