Tính cụ Trần Bảo vốn hào hoa, thích văn chương nghệ thuật, nói hay như tiếng hát, cười vui như tiếng suối reo. Bởi thế, hồi chàng Trần Bảo còn làm Lục sự Toà Thượng thẩm ở Huế, có lắm cô gái Huế nết na hiền thục, lại là nữ sinh trường Đồng Khánh duyên dáng nón bài thơ mê mẩn theo chàng vì tiếng cười, giọng hát, ngón đàn và cái tính phóng khoáng thương người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương nhớ con đèoThương nhớ con đèoTính cụ Trần Bảo vốn hào hoa, thích văn chương nghệ thuật, nói hay như tiếng hát,cười vui như tiếng suối reo. Bởi thế, hồi chàng Trần Bảo còn làm Lục sự ToàThượng thẩm ở Huế, có lắm cô gái Huế nết na hiền thục, lại là nữ sinh trườngĐồng Khánh duyên dáng nón bài thơ mê mẩn theo chàng vì tiếng cười, giọng hát,ngón đàn và cái tính phóng khoáng thương người. Có lẽ không ai dám chắc chànggiữđược đức độ của một “ông quan toà” (dù chàng chỉ là lục sự), nghĩa là “nhấtphu nhất thê”. Nhưng điều kỳ lạ là suốt hơn sáu mươi năm làm chồng, từ Chàngđến Cụ Trần Bảo, chẳng thấy có một dì hai dì ba nào lấp ló trong đời, bên cạnh bàvợ người Bình Định nổi tiếng thương chồng và cũng nổi danh dữ dằnvới ôngchồng. Bà cụ - hồi còn trẻ dĩ nhiên là cô - dữ dằn với anh chồng - tức ông cụ về sau- cũng chỉ vì muốn giữ muốn giằng cho chắc chứ sao! Chắc chắn thế! Sáu ngườicon của cụ cũng nghĩ thế. Lại cũng nghĩ thầm, cười tủm tỉm sau lưng mẹ mỗi khibà cụ nói xa nói gần để moi thông tin tình địch: “Dữ thế thì hoạ là gan trời mớidám có dì hai!”. Nhưng riêng chị Đờn, người con cả của cụ lại nghĩ khác. Chịnghĩ:“Lạ thiệt! Hào hoa như rứa, tốt bụng như rứa, vì răng mà chẳng có dì môtheo?”. Cụ càng già càng hay đau ốm, chị lại càng hay săn sóc, hỏi han để cụ đỡbuồn cái nỗi có bảy đứa con mà chỉ có mỗi thằng con trai đặt tên là Ca. Cụ thèmcon trai đến mức khi đẻ đứa con gái thứ sáu, cụ cũng đặt tên là Ca. Song vì làm lụcsự toà án, cụ hiểu cái nỗi phiền phức trùng tên họ sau này, nên viết tên con gái thứsáu vào giấy khai sinh khác với ông anh một chút, thành ra Ka. Sau khi sinh cô Hò,cụ được nghỉ hưu, vài năm trước khi xảy ra cuộc tổng tấn công chiến lược quyếtđịnh cuộc chiến Xuân Bảy Lăm. Cả nhà vội kéo nhau vô Sài Gòn lánh nạn. Riêngcụ phải ghé lại Đà Nẵng thăm chị Múa lấy chồng ở đó để giục chị cùng đi. “Lục sựchẳng là chi trong chính quyền, nhưng cũng hơn lục nồi lục tréc - ý cụ nói là dânthường. Tránh họ - ý cụ nói lực lượng Quân giải phóng đang vào - thì hayhơn”. Rồi vì lý do thăm ông anh đang trụ trì tại một ngôi chùa ở đó, cụ ở lại ĐàNẵng một mạch đến cuối năm Bảy lăm mới về, sau khi cả gia đình đã về quê từgiữa năm, kể cả gia đình chị Múa. Mọi người tưởng cụ “lánh nạn cải tạo” nên cũngkhông ai đả động gì. Cả nhà hơn chục miệng ăn, trong đó có hai người già chưayếu và sáu đứa cháu trai trẻ, sức còn non, ăn no ngủ kỹ vô nghĩ vô lo trong tổng sốmười bốn đứa cháu nội ngoại của cụ, mà triển vọng còn tăng thêm. Hình như để bùlại cho đời cụ chỉ sinh mỗi thằng con trai, anh chị Ca đẻ một mạch tám thằng. Vìvậy, tuy anh là con trai duy nhất, lại duy nhất là người được đi làm công nhân nhànước từ năm Bảy sáu, nhưng chị Đờn và cả mấy cô em phải xúm vào mà nuôigiùm anh Ca tám thằng bát bửu của ông. Những năm Bảy tám, Tám lăm “ăn bobo, no mà đói”, cả nhà xanh xao như cái ao rau muống sau nhà. Đó là cái gia sản,cái xí nghiệp duy nhất của cả nhà sản xuất ra của cải để nuôi sống gần ba chục conngười. Vậy mà lạ, cả bầy cháu nội ngoại của cụ Trần Bảo cứ lớn ào ào, học giỏinức tiếng Nội thành Huế. Đứa nhỏ nhất sinh năm Bảy tám cũng đã thi đậu vàotrường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Ai cũng khen nhà cụ tốt phúc, lại bảo nhờ cụcó tính thương người nghèo khó nên con cháu được hưởng phúc của ông. Chị Đờnmệt thở không ra hơi vì phải lo chạy ăn cho cả nhà nhưng khi nào nhắc đến việchọc của con cháu lại dòn cười tươi khóc: “Trời ơi! Biết lấy mô ra tiền chu cấp chotụi bây học đại học, thành bác sĩ kỹ sư! Học vừa vừa thôi!”. Vậy mà khi thằng conút của chị trúng tuyển đại học, chị lại tong tả khoe ngay với chị Hiếu, bạn hàng ởchợ: “Chết tui rồi chị Hiếu ơi! Thằng út lại đậu!”. Vị chi đến nay, cả nhà chị, từCụ Trần Bảo đậu tú tài thời Pháp thuộc đến thằng cháu ngoại áp út, có cả thảymười nhà khoa học, sáu nhà giáo, tám bác sĩ. Trong đó, biên chế thị trường tự dohết hai chục. Phúc đến thế thì vì sao dạo này cụ Trần Bảo lại trở nên buồn, suốtngày ca cải lương: “Hải Vân san, dặm ngàn cách trở! Ta nhớ thương nàng, khôngnỡ lìa xa! Nàng thương ta, quê cha lìa bỏ. Nỗi đau này biết tỏ cùng ai?”. Bà cụquê Bình Định, theo ông cụ về Huế đã hơn sáu mươi năm, đúng là quê cha lìa bỏ,theo chồng về dinh. Nhưng vì sao hơn sáu mươi năm qua, ông cụ không hề ca cảilương, nay lại ca một câu đậm mùi điềm gở? Cụ thỉnh thoảng chỉ ca cẩm lén lútsau lưng bà về cái tính hay ghen vặt khi thỉnh thoảng lại thấy ông đem tiền đi chomấy o công nhân quét đường, mấy chị lỡ thì làm phụ thợ nề trong xóm. Bà cụ lâulâu lại hét tướng lên: “Ông không biết thương con thương cháu. Tiền mô mà ôngđãi bánh nậm bánh ít cho mấy đứa người dưng?”. Chẳng là ông cụ có tính haythương người, thỉnh thoảng gọi một gánh bán bánh dạo đến rồi kêu tụi nhỏ hoặcmấy o thợ nề làm thuê cho ăn no bụng. Chị Đờn là “tổng quản đại nhân” trong nhà,nên phải dè sẻn từng đồng gom góp của cả bảy gia đình nhỏ để nuôi chung gia đìnhlớn mà vẫn cứ phải nai ...