Danh mục

Thưởng, phạt với bé

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.34 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các bậc cha mẹ khao khát nuôi dạy con ngoan vẫn đặt ra câu hỏi như thế. Điều quan trọng, để phần thưởng và hình phạt mang lại hiệu quả mong muốn. Dĩ nhiên, mọi sự thái quá đều không tốt. Cha mẹ thi hành chế độ hà khắc quá dễ dẫn đến các dạng rối loạn, thí dụ - bé bị tâm thần, hoảng loạn, tự ti hoặc hung hãn. Trái lại, nuông chiều thái quá vô tình dạy cho bé thói ích kỷ, lười nhác, không nghĩ đến người khác. Tuy nhiên, nguyên tắc chung lại khẳng định:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thưởng, phạt với bé Thưởng, phạt với béCác bậc cha mẹ khao khát nuôi dạy con ngoan vẫn đặt ra câu hỏi như thế. Điều quan trọng, đểphần thưởng và hình phạt mang lại hiệu quả mong muốn.Dĩ nhiên, mọi sự thái quá đều không tốt. Cha mẹ thi hành chế độ hà khắc quá dễ dẫn đến cácdạng rối loạn, thí dụ - bé bị tâm thần, hoảng loạn, tự ti hoặc hung hãn. Trái lại, nuông chiều tháiquá vô tình dạy cho bé thói ích kỷ, lười nhác, không nghĩ đến người khác. Tuy nhiên, nguyên tắcchung lại khẳng định: Cần phải thưởng nhiều hơn phạt.Việc khen ngợi, tạo cảm giác thú vị cho bé những hành động cụ thể chính là dạy cho bé cáchthức ứng xử thế nào,còn những lời phê phán chỉ cung cấp cho bé duy nhất thông tin về hành vinào đó không được phép lặp lại.Vậy thì hình phạt và phần thưởng nên xuất hiện với hình thức như thế nào? Không có câu trả lờinhất quán. Cả thưởng và phạt đều phải thích ứng với t ình huống và cá tính đối tượng. Bé càngnhạy cảm, càng cần yếu tố tế nhị.Để nuôi dưỡng bé tốt, nhất thiết phải tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản:1. Đối tượng bao giờ cũng cần được biết, vì sao phạt hoặc được thưởng. Vì thế trước đó phải xácđịnh với bé những nguyên tắc cụ thể, cái gì được phép, cái gì không, thí dụ: Ngăn tủ dưới cùngnày là của con, ngăn trên là của bố và con không được mở, hoặc Mẹ đồng ý để con sang nhàbạn chơi, đúng mười một giờ phải về ăn cơm...2. Nhất thiết phải nhất quán, trước sau như một. Cùng một việc làm, không thể lần này bị phạt,lần khác - không. Sẽ vô dụng với sự cảnh báo, thí dụ: Nếu ngày mai vẫn ngủ dậy muộn, bố sẽcho ăn đòn, bởi khi ấy bé không phải gánh chịu bất cứ hậu quả gì vì hành vi ngủ muộn, vàkhông bị phạt tức được thưởng. Ngoài ra mọi người trong nhà phải nhất trí. Nếu bố phạt, mẹ dứtkhoát không được phản đối - khi con bên cạnh.3. Mức độ phạt và thưởng đều cần phải tăng dần. Tùy thuộc vào loại hành vi và số lần lặp lại.Nếu bé liên tục bị điểm xấu ở trường, cần phải xử lý ngày càng nghiêm khắc. Thế nhưng nếu béliên tục cố gắng làm việc gì đó tốt nhất, cần chuẩn bị phần thưởng đặc biệt.4. Cha mẹ cần phải là tấm gương và có uy. Cần thường xuyên chăm chút thông qua việc làmcụ thể, trong đó nhất quán hành động, không thay đổi ý kiến do tác động của ho àn cảnh và duytrì nếp sinh hoạt hàng ngày đúng theo những nguyên tắc, mà bản thân đòi hỏi bé phải tuân thủ.Nên nhớ, tất cả bé đều là nhà quan sát đặc biệt sành nghề.5. Không được phép hạ bệ uy tín của người thứ hai cũng như bản thân. Bé cần phải nghe cả lờibố và mẹ. Vì không thể không nói: Đừng nghe bố, bởi bố không biết chỗ ấy bằng mẹ, hoặcHãy chờ bố về, mẹ sẽ cho biết tay! Bằng cách đó, bạn đã vô tình hạ thấp bản thân.6. Cả hình phạt và phần thưởng cần phải áp dụng nhanh nhất, sau khi tuyên bố. Chỉ như vậy, bémới có thể nhớ nhất hành vi của mình. Chỉ có điều, cần phải cân nhắc kỹ, xem liệu bé có thật sựxứng đáng bị phạt hoặc được thưởng? Sẽ rất có hiệu quả, nếu lập tức tuyên bố chính xác hìnhthức và thời gian kéo dài phần thưởng hoặc hình phạt, thí dụ: Con có thể đi đá bóng, song phảicó mặt ở nhà sau hai tiếng hoặc Hôm nay không được phép ngồi ôm máy tính nữa!.7. Không nên phạt cũng như thưởng hai lần cùng một việc. Nếu mẹ đã mắng, bố không cần phảilên tiếng và ngược lại. Bản thân cảnh máu chảy, cảm giác đau đớn và hoảng sợ xảy ra khi bé vôý nghịch dao đã đủ sức mạnh răn đe.Nếu khen ngợi, dứt khoát phải thực lòng, không bao giờ theo kiểu nói cho vui vô căn cứ. Bélập tức nhận ra sự dối trá trong lời khen không thực lòng và có thể cho rằng, lời nói người lớnkhông có giá trị.Không cho quà lấy đượcTâm sự của mẹ bé gái 5 tuổi: Vợ chồng chúng tôi rất quan tâm, để con gái không thiếu thứ g ì.Bao giờ nó cũng có nhiều hơn những đứa bé khác. Tôi và chồng bận suốt ngày, nhưng nhờ thếmà có thể mua cho con quần áo hàng hiệu và những món đồ chơi bạn bè con phải ghen tỵ. Hầunhư ngày nào cũng có quà.Tiếc rằng, con gái không hề biết cha mẹ đã vất vả cố gắng thế nào, một mặt - tỏ ra thờ ơ vớinhững gì bố mẹ mang về; mặt khác liên tục đòi mua thêm. Ngoài ra, nó không ngoan. Chúng tôiluôn khẳng định với con gái rằng, bố mẹ rất yêu và tự hào về con, chúng tôi cũng không đòi hỏigì đặc biệt. Tôi không hiểu, tại sao con lại đối xử như thế...Lời chuyên gia: - Không thể thưởng cho bé đơn thuần vì sự xuất hiện của nó. Bởi như vậy chúngta chỉ duy nhất tạo cho bé suy nghĩ: Mình xứng đáng được như vậy, không hề có tác dụng độngviên bé nỗ lực phấn đấu. Cần phải tạo cho bé thói quen: Phần thưởng có lý do - để nhận đượcquà, nhất thiết phải làm việc gì đó.Quà hấp dẫn nhất đối với bé là những gì, mà thường nhật nó không có. Đối với con gái bạn, búpbê, con gấu misa... chắc chắn đã không còn được coi là quà, bởi nó có quá nhiều; ngay cả quầnáo cũng vậy.Dễ dàng với cha mẹ nhất là cho bé những vật dụng cụ thể, trong khi phần thưởng thích hợp nhấtvới số đông bé lại là những gì không thể mua được. Bởi chúng mang lại cho bé thú vị lớn nhất.Hình thái ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: