Thuyết minh thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 134.76 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vào thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy giới thiệu bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó.Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuyết minh thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật Thuyết minh thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật vào thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy giới thiệu bài Vào nhà ngụcQuảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi rađời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong cómặt từ trước đó.Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên.Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ caViệt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại chođời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đôngcảm tác” của Phan Bội Châu là một điển hình: “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu” Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đôngbắt giam trong ngục. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí pháchkiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của tác giả. Bài thơ này gồm tám câu, mỗi câu có bảy chữ, tổng cộng cả bài có năm mươisáu chữ (tiếng). Về phần bố cục, bài thơ được chia làm bốn phần: Đề - Thực - Luận - Kết. Mỗiphần có hai câu thơ và giữ một chức năng riêng. Câu một và hai là (Đề) nói lên phong thái ung dung, thanh thản, đầy khí pháchcủa người chí sĩ cách mạng khi bị lâm vào cảnh tù đày. Câu ba và bốn (Thực) nói vềcuộc đời bôn ba của người chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình cảnh chung của đấtnước, nhân dân. Hai câu năm và sáu (Luận) thể hiện khí phách hiên ngang, một hoàibão phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Hai câu cuối(Kết) khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy thử thách. Vần trong thơ được làm theo vần bằng ở cuối các câu 1,2,4,6,8 tức là tiếng“lưu” vần với các chữ khác “tù” “châu” “thù” “đâu”, và được làm theo lối “độc vận”,có nghĩa là cả bài chỉ hiệp theo một vần. Tuy nhiên, vần trong bài thơ cũng thoánghơn để nhằm bộc lộ tâm trạng, khí phách của nhà thơ. Đối là đặt hai câu đi song song với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cânxứng với nhau, hô ứng với nhau một cách hài hoà. Trong bài thơ, tác giả tuân thủđúng luật thơ Đường, các câu đối xứng với nhau thật chỉnh vừa đối ý vừa đối thanh ởcâu ba và bốn: “Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu” Và ở năm, câu sáu: “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù” Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu đầu mà ta biết được bài thơ thất ngôn bát cúĐường luật được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đôngcảm tác”, tiếng thứ hai là từ “là” thuộc thanh bằng, do vậy bài thơ được làm theo luậtbằng. Niêm là dính. Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đườngluật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm“Nhất, tam, ngũ bất luận - Nhị, tứ, lục phân minh”. Hai câu thơ niêm với nhau khi chữthứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câumột luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu vớicâu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm “là” – “kiệt” –“phong” (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm “nhiêu” – “hiểm” – “gì”(cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: “mỏi”- “thì”- “ở” (T-B-T)niêm với các tiếng ở câ u 3: “khách”- “nhà” – “bốn” (cũng là T-B-T), cứ thế niêm chođến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đãđịnh thì gọi là thất niêm. Cả bài thơ đều được làm theo thể 4/3 chắc nịch nhằm bộc lộ được tinh thần lạcquan, ý chí kiên cường bất khuất và tư thế ngạo nghễ của người tù cách mạng. Tóm lại, cả bài thơ được tuân thủ chặt chẽ theo những qui định của thể thơĐường luật thất ngôn bát cú. Điều đó vừa thể hiện được tài năng thơ ca của nhà chí sĩyêu nước Phan Bội Châu trên đường bôn ba cứu nước, vừa bộc lộ chí khí anh hùngcủa một bậc chính nhân quân tử giữa cuộc trường chinh tìm đường giải phóng quêhương. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuyết minh thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật Thuyết minh thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật vào thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy giới thiệu bài Vào nhà ngụcQuảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi rađời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong cómặt từ trước đó.Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên.Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ caViệt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại chođời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đôngcảm tác” của Phan Bội Châu là một điển hình: “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu” Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đôngbắt giam trong ngục. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí pháchkiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của tác giả. Bài thơ này gồm tám câu, mỗi câu có bảy chữ, tổng cộng cả bài có năm mươisáu chữ (tiếng). Về phần bố cục, bài thơ được chia làm bốn phần: Đề - Thực - Luận - Kết. Mỗiphần có hai câu thơ và giữ một chức năng riêng. Câu một và hai là (Đề) nói lên phong thái ung dung, thanh thản, đầy khí pháchcủa người chí sĩ cách mạng khi bị lâm vào cảnh tù đày. Câu ba và bốn (Thực) nói vềcuộc đời bôn ba của người chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình cảnh chung của đấtnước, nhân dân. Hai câu năm và sáu (Luận) thể hiện khí phách hiên ngang, một hoàibão phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Hai câu cuối(Kết) khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy thử thách. Vần trong thơ được làm theo vần bằng ở cuối các câu 1,2,4,6,8 tức là tiếng“lưu” vần với các chữ khác “tù” “châu” “thù” “đâu”, và được làm theo lối “độc vận”,có nghĩa là cả bài chỉ hiệp theo một vần. Tuy nhiên, vần trong bài thơ cũng thoánghơn để nhằm bộc lộ tâm trạng, khí phách của nhà thơ. Đối là đặt hai câu đi song song với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cânxứng với nhau, hô ứng với nhau một cách hài hoà. Trong bài thơ, tác giả tuân thủđúng luật thơ Đường, các câu đối xứng với nhau thật chỉnh vừa đối ý vừa đối thanh ởcâu ba và bốn: “Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu” Và ở năm, câu sáu: “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù” Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu đầu mà ta biết được bài thơ thất ngôn bát cúĐường luật được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đôngcảm tác”, tiếng thứ hai là từ “là” thuộc thanh bằng, do vậy bài thơ được làm theo luậtbằng. Niêm là dính. Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đườngluật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm“Nhất, tam, ngũ bất luận - Nhị, tứ, lục phân minh”. Hai câu thơ niêm với nhau khi chữthứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câumột luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu vớicâu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm “là” – “kiệt” –“phong” (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm “nhiêu” – “hiểm” – “gì”(cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: “mỏi”- “thì”- “ở” (T-B-T)niêm với các tiếng ở câ u 3: “khách”- “nhà” – “bốn” (cũng là T-B-T), cứ thế niêm chođến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đãđịnh thì gọi là thất niêm. Cả bài thơ đều được làm theo thể 4/3 chắc nịch nhằm bộc lộ được tinh thần lạcquan, ý chí kiên cường bất khuất và tư thế ngạo nghễ của người tù cách mạng. Tóm lại, cả bài thơ được tuân thủ chặt chẽ theo những qui định của thể thơĐường luật thất ngôn bát cú. Điều đó vừa thể hiện được tài năng thơ ca của nhà chí sĩyêu nước Phan Bội Châu trên đường bôn ba cứu nước, vừa bộc lộ chí khí anh hùngcủa một bậc chính nhân quân tử giữa cuộc trường chinh tìm đường giải phóng quêhương. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ôn thi đại học môn văn nghị luận văn 12 phân tích văn học giảng văn 12 văn mẫu lớp 12Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 782 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 267 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 152 2 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 70 0 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 57 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 52 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 44 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 40 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 37 0 0 -
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống
4 trang 35 0 0