Danh mục

Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.81 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục môi trường cho học sinh là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường cho các công dân tương lai. Trong nhà trường Trung học phổ thông, Giáo dục công dân là môn học có thể tích hợp nhiều nội dung giáo dục môi trường nhưng trên thực tế chưa được thực hiện một cách tự giác và có hệ thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 158-164This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0068TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌCMÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGPhạm Việt ThắngKhoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Giáo dục môi trường cho học sinh là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường cho các công dân tương lai. Trongnhà trường Trung học phổ thông, Giáo dục công dân là môn học có thể tích hợp nhiều nộidung giáo dục môi trường nhưng trên thực tế chưa được thực hiện một cách tự giác và cóhệ thống. Để việc này đạt được hiệu quả thì người giáo viên cần phải được bồi dưỡng vàcập nhật thường xuyên kiến thức về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích hợp, các kiếnthức về môi trường. Bên cạnh đó, các nhà trường phổ thông cần phối hợp với chính quyềnvà các đoàn thể xã hội tại địa phương, các tổ chức bảo vệ môi trường. . . tổ chức các hoạtđộng ngoại khóa cho học sinh gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm đưa công tácgiáo dục môi trường được diễn ra thường xuyên và đi vào thực chấtTừ khóa: Tích hợp, Giáo dục môi trường, Giáo dục môi trường ở trường trung học phổthông, Giáo dục công dân.1.Mở đầuMột trong những khủng hoảng mà nhân loại đã và đang phải đối mặt là khủng hoảng môitrường, đó là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sốngcủa loài người trên trái đất. Những biểu hiện chủ yếu của khủng hoảng môi trường là ô nhiễmkhông khí vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị và khu công nghiệp, hiệu ứng nhà kính gia tănglàm biến đổi khí hậu toàn cầu, tầng ô zôn bị phá hủy, sa mạc hóa đất đai, nguồn nước sạch bị ônhiễm với mức độ ngày càng gia tăng, suy giảm mạnh đa dạng sinh học, chất thải đang gia tăngnhanh chóng cả về số lượng và mức độ độc hại. . . Chính vì vậy, ở nhiều quốc gia trên thế giới, từnhững thập niên 70 của thế kỉ trước giáo dục môi trường (GDMT) đã trở thành một nội dung giáodục quan trọng được đưa vào trong nhà trường. Nhiều công trình nghiên cứu không chỉ đề cập đếnhoạt động GDMT với vị trí như một hoạt động giáo dục độc lập mà còn đề cập đến vấn đề tích hợplồng ghép nội dung GDMT trong các môn học (tự nhiên và xã hội) nhằm tăng cường GDMT chohọc sinh (HS). Tùy theo cách tiếp cận và quan niệm mà nội dung GDMT ở các nước được đưa vàotrong chương trình giáo dục ở nhà trường với các mức độ khác nhau.Ở Việt Nam, ngày 17/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1363/QĐ-TTg vềviệc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Hiệnnay GDMT đã và đang tiến hành theo hướng tích hợp trong một số môn học như Sinh học, Địa lí,Giáo dục công dân (GDCD). . . Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình đi vào nghiênNgày nhận bài: 12/12/2016. Ngày nhận đăng: 4/5/2017.Liên hệ: Phạm Việt Thắng, e-mail: vietthang271077@yahoo.com158Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thôngcứu vấn đề này. Có thể kể đến các công trình như: Thiết kế bài giảng khai thác nội dung giáo dụcmôi trường trong sách giáo khoa Địa lí phổ thông (2004) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng,Đoàn Thị Thanh Phương [1], Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học Trung học phổ thông(2008) của tập thể tác giả Phan Thị Lạc, Trần Thị Nhung, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng, VũAnh Tuấn [2], Dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong bài Dầu mỏ, khí thiên nhiên – Hóa học9 ở trường Trung học cơ sở (2016) của Phạm Thị Bình, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Bùi Thị Thủy [3], Tậphuấn bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kiến thức, kĩ năng về giáo dục bảo vệ môi trường cho giáosinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ngành Sinh học, Địa lí, GDCD) (2016) của tác giả Ngô ThịHải Yến [4].v.v..Đối với môn GDCD, đây là môn học có thể tích hợp nhiều nội dung GDMT xuyên suốt từlớp 10 đến lớp 12 nhưng trên thực tế chưa được thực hiện một cách tự giác và có hệ thống. Chínhvì vậy, việc nghiên cứu Tích hợp giáo dục môi trường trong môn GDCD ở trường THPT là mộtvấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường chohọc sinh hiện nay.2.2.1.Nội dung nghiên cứuTích hợp GDMT trong dạy học môn GDCD ở trường THPT2.1.1. Tích hợp GDMT trong dạy học* Giáo dục môi trườngGiáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và khôngchính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ thamgia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.Mục đích của giáo dục môi trường: là làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chấtphức tạp của môi trường là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế vàvăn hóa; mang đến cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và hành động nhằm giữ gìn vàbảo tồn môi trường một cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương laiMục tiêu của giáo dục môi trường:- Một là, hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường, trang bị cho các đối tượng được giáodục các kiến thức về môi trường như: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chếcủa tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môitrường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàncầu..- Hai là, định hướng xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường. Nhận thứcđược ý nghĩa, tầmquan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao độngvà phát triển, đối với bản thân mỗi cá nhân cũng như đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốctế, từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quanniệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: