Danh mục

Tích hợp nội dung 'học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh' trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp THCS

Số trang: 35      Loại file: doc      Dung lượng: 256.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trình bày tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; sự cần thiết tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục; những nguyên tắc và yêu cầu của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong học tập và tổ chức các hoạt động để giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh; các dạng kiểu và phương tiện tích hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích hợp nội dung “học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh” trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp THCS   TÍCH HỢP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” TRONG DẠY  HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CẤP THCS I. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh           Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nội dung quan trọng được đặc biệt quan tâm là tư tưởng về đạo đức; bởi vì, đạo  đức là nền tảng của cách mạng: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,  không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh  đạo được nhân dân”.            Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là truyền thống dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, có tác dụng và  ý nghĩa trong ngày mai và mãi mãi sau này. Đảng ta xác định: “Tư tưởng của Người đã và đang soi sáng cho nhân dân ta  giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”.  II. Sự cần thiết tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục               1. Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, trước những âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù trong việc thực hiện chiến  lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của kẻ thù về Bác Hồ, Đảng  Cộng sản Việt Nam; phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước. Vì vậy, cần chú trọng việc bồi  dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ.               2. Xây dựng lòng tin của thế hệ trẻ đối với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa trước những biến  động của tình hình thế giới và những mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào đời sống kinh tế nước ta.               3. Trong thời gian qua, khi giảng dạy và tổ chức các hoạt độngngiáo dục  ở nhà trường phổ thông, các thầy cô giáo  đã có sự liên hệ từng sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp học sinh  hiểu rõ hơn, thì bây giờ trên cơ sở sự liên hệ đó chúng ta khắc sâu cho học sinh.              Trong thời gian qua, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cuộc  thi viết về Bác, hát về Bác, kể chuyện về Bác được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Nhưng nay, Đảng  xác định cần đưa tư tưởng đó vào thực tế trong cuộc sống để giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ này được đặt lên vai  ngành giáo dục, đặc biệt là một số môn: Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật.   Từ năm học 2010 – 2011 trở đi, tích hợp nội dung “học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” trong dạy  học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường phổ thông là bắt buộc. III. Những nguyên tắc và yêu cầu của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong học tập và tổ chức các hoạt động  để giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh              1. Xác định rõ, đây là dạy học  bộ môn chứ không phải dạy về tiểu sử  Hồ Chí Minh cũng như không dạy môn tư  tưởng Hồ Chí Minh.               2. Việc giáo dục tư tưởng nói chung, giáo dục tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng phải dựa  trên cơ sở sự kiện lịch sử cơ bản, chính xác, điển hình. Phải dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ Giáo dục – Đào tạo  ban hành.              3. Phải biết trình bày, khai thác nội dung sự kiện; nêu kết luận khái quát sự kiện; vận dụng sự kiện đó để tiếp  nhận kiến thức mới.              4. Bồi dưỡng kĩ năng và phát huy tính tích cực của học sinh khi học tập tìm hiểu về Người.              5. Đảm bảo nguyên tắc “Học đi đôi với hành”, ‘nói và làm”, “nêu gương” phải cụ thể.             6. Chuẩn bị đầy đủ về thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạy…để nâng cao hiệu quả giáo dục. IV. Các dạng kiểu và phương tiện tích hợp 1. Sử dụng khi vào bài mới 2. Trong từng đơn vị kiến thức trong từng bài học  3. Dùng tư liệu chữ viết 4. Tư liệu hình ảnh (kênh hình) 5. Tư liệu âm thanh, video clip 6. Âm nhạc 8. Kiểm tra, đánh giá: miệng, 15 phút, 1 tiết 9. Ngoại khoá 7. Thơ văn HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TT Lớp Tên bài Chủ đề Mức độ Nội dung tích hợp Ghi chú 1 8 Bài 30: Giáo   dục   lòng   yêu    Từng  Hoạt   động   của   Nguyễn   Tất  Hồ  Chí Minh về  giáo  Phong   trào   yêu   nước,quyết   tâm   đi  phần:  Thành sau khi ra đi tìm đường  dục,   NXB   Từ   điển  nước chống pháp   tìm   đường     cứu  Những  cứu nước. Bách   khoa,   2007.  từ đầu thế kỷ XX   nước   giải   phóng  hoạt   động  ...

Tài liệu được xem nhiều: