Triệu chứng tê bì có nhiều nguyên nhân khác nhau do những tổn thương của dây thần kinh/ mạch máu, bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt cơ (cho nên gọi là Tiền tê Hậu bại). Vì vậy khi xảy ra hiện tượng bị tê bì, người bệnh nên đi khám bệnh sớm để biết nguyên nhân chính xác điều trị kịp thời tránh những biến chứng thần kinh nặng nề, có thể dẫn đến yếu liệt cơ Tê bì có thể có khởi đầu rất nhẹ nhàng như tê rần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiền tê hậu bại (Triệu chứng tê bì, yếu, liệt cơ) Tiền tê hậu bại (Triệu chứng tê bì, yếu, liệt cơ) Triệu chứng tê bì có nhiều nguyên nhân khác nhau do những tổn thươngcủa dây thần kinh/ mạch máu, bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiệntriệu chứng yếu liệt cơ (cho nên gọi là Tiền tê Hậu bại). Vì vậy khi xảy ra hiệntượng bị tê bì, người bệnh nên đi khám bệnh sớm để biết nguyên nhân chính xácđiều trị kịp thời tránh những biến chứng thần kinh nặng nề, có thể dẫn đến yếu liệtcơ Tê bì có thể có khởi đầu rất nhẹ nhàng như tê rần ở các đầu ngón tay, cócảm giác như bị châm chích ở đầu ngón tay hoặc bị giảm cảm giác. Những triệuchứng này có thể ngày càng nặng hơn, lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay,cánh tay… và có thể đi đến tình trạng mất hết cảm giác! 1. Các vị trí tê bì thường gặp - Tê bì có thể xuất hiện một cách khu trú như tê các ngón cái, trỏ, giữa nhưtrong hội chứng ống cổ tay hoặc tê các ngón út và áp út như trong tổn thương thầnkinh Trụ, và người bệnh có thể có các triệu chứng khác kèm theo như đau cứngcác khớp bàn tay trước đó trong bệnh lý thấp khớp, hoặc đau mỏi cổ gáy, vai trongchèn ép rể thần kinh cổ,tương tự tê bì có thể xuất hiện ở bàn chân, cẳng chân,mông đùi…trong các trường hợp chèn ép rễ thần kinh thắt lưng cùng. - Tê bì cũng có thể xuất hiện ở những vùng cục bộ khác của cơ thể như ởđỉnh đầu, một bên đầu, ở ngực lưng hoặc ngay cả quanh bộ phận sinh dục…Tómlại Tê bì có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể tuỳ theo vị trí phân bố củacác dây thần kinh và nguyên nhân gây bệnh. 2. Những yếu tố thuận lợi gây ra Tê bì - Những người làm công việc dễ bị chấn thương, ngay cả những chấnthương nhỏ (vi chấn thương) lặp đi lặp lại (ví dụ: Người làm việc văn phòng sửdụng máy vi tính liên tục trong môi trường lạnh (máy lạnh); những người làmcông việc khuân vác; những người phài chạy xe gắn máy nhiều giờ liên tục mỗingày hoặc những người phải sự dụng cổ tay thường xuyên như buôn bán thịt, cáphải chặt thịt; những người phải cầm nắm những thiết bị rung nặng nề như cầmkhoan cắt bê tông, lái máy cày … 3. Nhiều bệnh tật có thể gây ra tình trạng Tê bì như + Trong các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hoá cột sống cổ/ cột sốngthắt lưng có hay không thoát vị đĩa đệm, viêm các khớp hoặc hội chứng ống cổtay. + Những bệnh lý rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, tăng mỡ máu, xơ vữađộng mạch… + Những bệnh lý đa dây thần kinh như do tiểu đường , do nghiện rượu,những bệnh lý nội khoa như nhiễm trùng /siêu vi, do thuốc như Isoniazide, thuốctrừ sâu trong các bệnh lý về gan/ suy thận + Trong các bệnh lý thần kinh trung ương như đột quỵ thiếu máu não, bệnhlý tuỷ sống + Tê bì còn có thể gặp trong các bệnh lý toàn thể như trong viêm đa dâythần kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau 4. Hỏi bệnh và thăm khám Cảm giác bất thường như tê đau, dị cảm, yếu cơ có từ khi nào? Để bệnhnhân mô tả đặc điểm và phân bố của những triệu chứng (những triệu chứng và dấuhiệu kèm theo như mất cảm giác và tình trạng yếu liệt) + Hỏi bệnh sử y khoa, bao gổm bệnh lý thần kinh, tim mạch, chuyển hoá,bệnh thận , và những bệnh lý viêm mãn tính , như viêm khớp và bệnh lý lupus + Chấn thương thần kinh hoặc có bị phẫu thuật hay phương pháp điều trịxâm lấn nào mà nó có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng thần kinh của bệnh nhân + Đánh giá tình trạng ý thức và các dây thần kinh sọ + Đánh giá sức cơ và phản xạ gân xương ở các chi bị tê đau: B.sỹ sẽ đánhgiá cảm giác sờ, cảm giác đau, nhiệt cảm giác rung và vị trí + B.sỹ cũng để ý đến màu sắc da , nhiệt độ và sờ các mạch máu Những câu hỏi tiếp cận thông dụng + Dị cảm như tê đau xuất phát từ ngoại vi đi vào hay từ trung ương đi ra(vd từ cổ gáy hay từ lưng hay có tê mặt?) + Dị cảm kiểu trung ương hay ngoại biên (có biểu hiện tổn thương thầnkinh sọ ? phân bố cảm giác như thế nào? phản xạ gân cơ ra sao, tăng hay giảm?yếu liệt kiểu gốc chi hay ngọn chi ? và các dấu hiệu bệnh lý tháp?...) Ta thường gặp những kiểu triệu chứng sau + Đau mỏi gáy cổ lan xuống nữa người hoặc kèm theo triệu chứng Tê mộtbên + Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn , khi nằmlâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó + Tê kiểu châm chích ,nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thầnkinh trong Tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rể / nhiều rể -dây thần kinh + Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứnghạ can xi máu tiềm ẩn + Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổnthương thần kinh sọ và dấu hiệu bệnh lý bó tháp MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP - Viêm khớp: ...