Danh mục

Tiếng Chuông Giáo Đường

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.38 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu chuyện bắt đầu vào một đêm trước đêm giáng sinh, ngoài trời rất lạnh, đây là thời tiết lý tưởng để những dân ăn chơi tìm đến các vũ trường để giải trí. Đêm nay là một đêm đặc biệt, vì vũ trường mới được tăng cường thêm cô ca sĩ nổi tiếng Diễm Tuyết về hợp tác, thiên hạ xem quảng cáo nên kéo tới rất đông. Vũ trường “ Đêm Paris ” là một hộp đêm nổi tiếng vì tổ chức đại qui mô, vừa là vũ trường, vừa là phòng trà có ca sĩ, lại phục...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếng Chuông Giáo Đường Tiếng Chuông Giáo ĐườngCâu chuyện bắt đầu vào một đêm trước đêm giáng sinh, ngoài trời rất lạnh, đây là thờitiết lý tưởng để những dân ăn chơi tìm đến các vũ trường để giải trí. Đêm nay là một đêmđặc biệt, vì vũ trường mới được tăng cường thêm cô ca sĩ nổi tiếng Diễm Tuyết về hợptác, thiên hạ xem quảng cáo nên kéo tới rất đông. Vũ trường “ Đêm Paris ” là một hộpđêm nổi tiếng vì tổ chức đại qui mô, vừa là vũ trường, vừa là phòng trà có ca sĩ, lại phụcvụ cả ăn uống. Những ngày đông khách như hôm nay, bọn vũ nữ cũng như bọn hầu bànchúng tôi đều rất bận rộn. Một người đàn ông đến muộn, đang loanh quanh tìm chỗ ngồi,tôi hướng dẫn ông ta tới một nơi góc khuất, và nói với vẻ áy náy:- Xin ông cảm phiền, chỉ còn cái bàn này còn trống.- Không sao cả. Ông ta mỉm cười dễ dãi, tôi lại thích những chỗ tối như thế này.Tôi thở phào nhẹ nhõm, việc làm vui lòng khách là bổn phận của những người hầu bàn,tôi hỏi theo thói quen nghề nghiệp:- Thưa ông dùng rượu gì ạ?- Tôi không quen uống rượu, cô cho tôi ly cà phê đen và một món ăn nhẹ.Tôi ngạc nhiên, đến vũ trường mà không uống rượu kể cũng hơi lạ. Tôi nhìn ông chămchú, đây là một người đàn ông tuổi trung niên, mặt mũi trông hiền lành, thật thà, khôngcó vẻ là dân ăn chơi. Ông ta đi có một mình, vẻ ngờ nghệch, lúng túng, chắc là lần đầuđến vũ trường. Tôi dọ ý khách:- Ông có muốn tôi giúp ông tìm một người ngồi bàn không ạ? Tôi sẽ giới thiệu cho ôngmột cô vũ nữ mới vô nghề nhưng rất đẹp…- Không cần đâu, cô cứ để mặc tôi!Ông khoát tay, tỏ ý không muốn nói thêm. Tôi lui vào trong, đem theo tờ giấy ghi món ănông gọi, đưa cho nhà bếp. Sau đó, tôi phải chạy tới chạy lui phục dịch các bàn khác. Mộtlúc sau, khi tôi đem thức ăn đến, ông vẫn ngồi trầm ngâm, không quay lại nhìn tôi, ôngchỉ gật đầu, nói một câu ngắn gọn:- Cám ơn!Ông nói với tôi mà mắt thì nhìn lên sân khấu. Cái dáng cô đơn của ông gợi tính tò mò củatôi, làm cái nghề hầu bàn, hàng đêm tôi phải tiếp xúc với biết bao nhiêu người, thế màkhông hiểu sao tôi chỉ chú ý tới mình ông. Tôi để ý trong suốt thời gian ở trong vũtrường, không thấy ông ra sàn nhảy, và cũng chẳng trò chuyện với ai cả. Ông ngồi imlặng, nhấm nháp ly cà phê một cách chậm rãi, nhưng thức ăn thì còn nguyên, hình nhưông ta chưa hề động đũa. Khi ông ra về, ông để lại trên bàn cho tôi một món tiền thưởngkhá hậu hĩnh. Từ đó đêm nào ông cũng tới, cũng ngồi vào cái bàn nơi góc khuất trongkhu tôi phục vụ, riết rồi thành một cái lệ, những hôm ông không tới, tôi thấy như thiếuvắng một cái gì. Nhìn cái bàn trống ông vẫn thường ngồi, tôi thấy lòng trống trải, naonao, mặc dù những khi có mặt, chẳng bao giờ ông thèm trò chuyện với tôi, nói dăm bacâu vô thưởng, vô phạt như những khách hàng khác, và cũng như lần đầu, chẳng bao giờtôi thấy ông ra sàn nhảy hoặc gọi vũ nữ ngồi bàn.Một hôm ông đến, mang theo một bó hoa rất đẹp, ông cho tôi một trăm đồng và nhờ tôiđưa bó hoa cho cô ca sĩ Diễm Tuyết. A! bây giờ thì tôi hiểu rồi, ông tới đây vì mê cô ca sĩDiễm Tuyết. Lòng tôi chùng lại, rồi chợt buồn vu vơ và lo ngại dùm ông, Diễm Tuyết trẻđẹp lắm, nhưng già dặn kinh nghiệm, và rất kênh kiệu vì có nhiều người theo đuổi, ngườinào cũng giàu có, danh vọng. Còn ông? tôi tò mò nhìn tấm danh thiếp cài trên bó hoa “Nguyễn Triệu, giáo sư, kế toán viên ngân hàng ” Thì ra ông là giáo sư, đồng thời cũnglàm cho ngân hàng, thời buổi khó khăn này, người ta vẫn làm hai nơi là chuyện thường.Nhưng ông nhà giáo hiền lành này làm sao địch lại được với các ông bộ trưởng, nhữngông bác sĩ, những ông sĩ quan cấp tướng, cấp tá vẫn bu quanh cô? Tự nhiên tôi thấy longại dùm cho ông, những người này đầy quyền uy, thế lực và rất dữ dằn, còn cô DiễmTuyết thì chỉ biết có tiền. Ông vẫn tiếp tục tặng hoa, tôi nhẩm tính ra có đến hơn sáumươi bó, nghĩa là ông theo đuổi cô ta đã hơn hai tháng. Một lần, ông kêu tôi tới hỏi:- Côvẫn đưa hoa cho cô Diễm Tuyết đều đấy chứ?- Vâng ạ!- Thế cô ta có nói gì không? có hỏi han cô về tôi không?- Thưa ông, tôi không nghe cô ấy nói chi hết.Ông mỉm cười chua chát:- Im lặng cũng là một cách trả lời.Tôi muốn an ủi ông, nhưng không tìm được câu nào. Ông thở dài, buồn bã:- Diễm Tuyết không chấp nhận tình tôi, chắc cổ chê tôi nghèo và không có danh vọng.Thiệt là buồn quá…Tôi cũng thở dài, thương cho ông và thương cả thân mình. Với Diễm Tuyết, ông thất bạilà chuyện dĩ nhiên, vì làm sao ông địch lại được với một đám đông những người giàu có,thế lực đang bu quanh cô? Còn tôi… Chúa ơi! sao ông không đến với tôi nhỉ? có lẽ dướimắt ông, tôi chỉ là một người hèn hạ, không đáng để ông chú ý.Tôi buồn rầu, đêm nằm thường nghĩ ngợi vẩn vơ, ở đời sao có nhiều chuyện bất công nhưthế? kẻ ăn không hết, người lần không ra, Diễm Tuyết có dư thừa tình yêu, gạt ra khônghết, còn tôi mong hoài một tấm chân tình mà không có. Hơn ba mươi tuổi, tôi vẫn sốnghẩm hiu, cô đơn vói bà mẹ già. Cuộc sống tối tăm, chỉ cho tôi cơ hội được tiếp xúc vớinhữ ...

Tài liệu được xem nhiều: