Danh mục

TIẾNG GỌI CỦA CHIM TỪ QUY

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.95 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đêm. Mới đầu hạ, những cơn gió lào đã vội thốc tháo lùa về. Hầm hứ mãi mà nào mưa có đổ xuống. Không hiểu sao mấy đêm ấy, đôi chim từ quy cứ thắc thỏm khắc hoài vào đêm những tiếng gọi nhau nghe đến nao lòng, thê thiết. Tiếng chim như đào xới vào tâm thức tôi. Tiếng nó nghe hoang hoải mà như giục giã, thôi thúc tôi phải làm cái việc mà bấy nhiêu năm rồi mình chưa làm được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾNG GỌI CỦA CHIM TỪ QUY TIẾNG GỌI CỦA CHIM TỪ QUY Đêm. Mới đầu hạ, những cơn gió lào đã vội thốc tháo lùa về. Hầm hứ mãi mà nào mưacó đổ xuống. Không hiểu sao mấy đêm ấy, đôi chim từ quy cứ thắc thỏm khắc hoài vàođêm những tiếng gọi nhau nghe đến nao lòng, thê thiết. Tiếng chim như đào xới vào tâmthức tôi. Tiếng nó nghe hoang hoải mà như giục giã, thôi thúc tôi phải làm cái việc màbấy nhiêu năm rồi mình chưa làm được.Ngày chủ nhật. Tôi phóng xe đến nhà Tân để bàn với cậu ta chuyện hệ trọng ấy. Tân là bíthư huyện uỷ, không mấy khi cậu ta rảnh. Cũng phải bàn bạc, chọn ngày, chọn tháng rồimới thực hiện được. Người ta cứ ngỡ, nhà bí thư huyện uỷ phải là một biệt tự lộng lẫy ởtrung tâm thị trấn. Đằng này, nhà Tân vẫn ở quê, nằm sâu trong xóm. Căn nhà gỗ ba gianxùm xụp, ẩm mốc; nơi ngày xưa chúng tôi đùa nghịch, học hành vẫn còn đó. Khác chănglà nó đã được chủ nhà kê cao, sửa sang lại khang trang hơn. Khuôn viên vườn ngày xưavẫn đó. Tạp pí lù đủ thứ cây ngày trước không còn. Mảnh vườn giờ đây như một tácphẩm sắp đặt của Tân.Mới tám giờ sáng, Tân đã đánh trần trùng trục cuốc xới ngoài vườn. Thấy tôi rà xe vàogiữa sân, Tân vứt cuốc, đến vặn cái vòi nước ở góc sân xoa xẩm qua quýt, rồi tròngnhanh cái áo ba lỗ vào người. Bắt tay Tân, tôi vào việc ngay:- Tôi đến bàn với ông việc mà tháng trước hai thằng đã dự định.- Vào nhà đã, làm gì mà vội thế.Gian nhà giữa vẫn là phòng khách như ngày xưa. Góc nhà, nơi ngày ấy kê cái bàn gỗ ọpoẹp, là góc học tập của Tân. Bây giờ là góc làm việc của một bí thư huyện. Cái bàn lịchsự hơn. Giữa bàn là chiếc máy tính, góc bàn là chiếc laptop và những cuốn sách dày cộp,cuốn gấp, cuốn giở chỏng chơ. Kê sát tường ở gian giữa, cái tủ li cũ mốc hồi trước khôngcòn. Chiếc tủ tường bằng gỗ mun đã thế chỗ. Ngăn giữa đặt chiếc tivi Sony bravia 40inch. Khi đã yên vị trên bộ xa lông cũng bằng gỗ mum đắt tiền, tôi vào đề:- Dịp nghỉ ba mươi tháng tư này những ba ngày, phải đi ông ạ.- Nhất trí ngay! Có điều đi bằng phương tiện gì đây?- Thì đi xe của cơ quan ông, không được sao?- Phiền lắm ông ạ. Mình lấy xe công, đi việc riêng không tiện.- Hình như cả tỉnh, cả nước này chỉ có ông nghĩ vậy. Mà mình đi, tuy là việc riêng, nhưnglà việc nghĩa tình với đồng đội đã khuất. Nghĩ chẳng ai dị nghị đâu.Tân nhíu mày đắn đo giây lát, rồi quyết:- Thôi được rồi, thì cứ liều một chuyến. Thứ sáu tới, tôi đón ông tại nhà. Đi sơm sớm chonó mát.***Chiếc Daewoo Lacetti lướt nhanh trên đường số một rồi ngoặt lên hướng tây của tỉnhNghệ An. Chúng tôi lên để thăm mẹ một đồng đội cũ. Chắc cụ là Mẹ Việt Nam anh hùngbởi Hoàng là đứa con duy nhất của cụ đã hi sinh. Nếu còn sống, năm nay cụ cũng đãngoại tám mươi.Trên xe chỉ có ba người. Ai háo hức, ai đăm chiêu, hiện rõ lên từng khuôn mặt. Đườngxa. Chuyện nói lắm rồi cũng hết. Im lặng. Hình như Tân cũng như tôi, đang lục tìm trongtrí nhớ kỉ niệm những ngày chúng tôi sống cùng Hoàng.***Ba thằng học một lớp cái thời sinh viên. Năm cuối, rồi tháng cuối, chiến tranh lôi hết lượtchúng tôi ra trận. Tân nhập ngũ trước. Tôi và Hoàng đi sau. Vào chiến trường, tôi vàHoàng cùng đơn vị. Còn Tân ở tiểu đoàn khác. Cái đêm Hoàng hi sinh, Tân không biết,nhưng được nghe tôi kể nhiều lần, nên mỗi khi nhắc lại, Tân thấy chạnh lòng.Ấy là đêm cả tiểu đoàn tôi tiến về giải phóng Huế. Con đường nhựa phía nam sôngHương, đêm ấy như thác lũ. Cả tiểu đoàn tôi và không biết bao nhiêu đơn vị khác nữa,rầm rập cuốn đi. Tôi là tiểu đội trưởng. Quản lí được con số của tiểu đội lúc ấy còn khóhơn chỉ huy một trận đánh. Lính như nêm trên mặt đường. Không bám lấy nhau, lạc độihình là cái chắc. Chạy nhiều hơn là đi. Đâu chừng cách Huế năm, sáu cây số gì đấy thìphía trước bùng lên những tiếng nổ xé toạc màn đêm đen kịt, đẫm sương. Cả đội hìnhchùng lại. Đại đội trưởng truyền lệnh. Các tiểu đội kiểm tra lại con số. Gọi mãi khôngthấy Hoàng. Trời tối như hũ nút. Biết tìm hắn ở đâu đây? Đang tao tác gọi nhau thì phíatrước có lệnh:- Đã có 4 người vướng mìn hi sinh. Các đơn vị lên nhận mặt để mai táng tử sĩ.Tôi và Bình nhào lên. Trời tối chẳng nhìn rõ mặt.Hoàng to cao. Cái để dễ nhận mặt cậu ta là bộ râu quai nón. Tôi cũng vậy. Trong đại đội,người ta cứ gọi hai chúng tôi là người rừng. Bây giờ, nhìn đàn ông có râu quai nón, aicũng khen đẹp. Ấy thế mà ngày ở chiến trường, nó đã trở thành nỗi khổ của chúng tôi. Bangày không cạo, nó lên tua tủa như cỏ dại bên hố bom gặp mưa. Lưỡi lam không có. Daocạo tự chế, cạo đến đâu, rát như xát muối đến đấy.Trong mờ ảo, tôi thấy người ta đã khiêng bốn đồng đội vướng mìn nằm bên vệ đường.Anh lính to con nhất, nhìn khuôn mặt trong đêm tối, đen sìn sịt. Tôi sờ lên mặt. Râu rialởm chởm, ướt nhoèn nhoẹt. Máu dính tay nhờn nhợt. Hoàng, đúng thằng Hoàng rồi. Tôivuốt mặt Hoàng lần nữa. Trời ạ, sao mày lại chạy lên trước hàng quân? Đấy có phải làđội hình của tiểu đội ta đâu. Trách cứ Hoàng trong khi tim như muốn tắc nghẹn. Tôi vàBình được lệnh phải ở lại để mai táng Hoàng. Hai đứa khiêng cậu ấy vào góc vườn sátcon đường. Tôi cố căng mắt tìm một cái cây lớn nhất để đào huyệt cạnh gốc. Để nhớ dấuchắc chắn hơn, chôn xong, tôi bước từ mộ Hoàng ra đường đếm bước. 19 bước dài, ángchừng 20 mét. Chắp tay vái ba vái lần cuối vĩnh biệt một người bạn. Tôi và Bình lại hoàvào đoàn quân ào về thành phố. Xa lắm, trong đêm vắng, bom đạn thưa rồi nhưng đâu đóđôi chim từ quy vẫn chưa thôi cất tiếng gọi buồn.***Cuộc sống sau giải phóng của tôi, nếu kể ra cho một nhà văn nào đó, cũng viết được cuốntiểu thuyết dày dặn. Từ ngày còn ngồi trên lưng trâu, cái tính ngang tàng, táo tợn đã nảymầm trong tôi. Chẳng hiểu sao, với tính cách như vậy mà mình lại được gọi vào học sưphạm (ngày ấy chưa phải thi)? Cái tính ngông ngáo ấy được định hình trong những năm ởlính, khi phải đối mặt với kẻ thù, bom lửa và khổ đau. Hết chiến tranh, tôi không theonghề được đào tạo, mặc dầu tôi đã có bằng cấp hẳn hoi. Những năm cuối 70, đầu 80 cuốithế kỉ trước, là những nă ...

Tài liệu được xem nhiều: