Danh mục

Tiếng nói 'tự thú', 'tự trào' trong một số hồi kí Việt Nam từ sau 1975 đến nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 74.53 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tự thú, tự trào là xu hướng phổ biến bộc lộ tiếng nói của cái tôi trưởng thành trong hồi kí Việt Nam từ sau 1975. Ý thức tự phán, tự giễu thể hiện cái nhìn nghiêm khắc của nhà văn đối với bản thân về nhiều phương diện: bản lĩnh nghề nghiệp, nhân cách, lối hành xử...Việc nhìn lại mình với tinh thần phê phán quyết liệt vừa thỏa mãn nhu cầu ăn năn, sám hối, giải tỏa ẩn ức, vừa thể hiện sự ý thức cao về giá trị bản thân, cho thấy tầm văn hóa, bản lĩnh của nhà văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếng nói “tự thú”, “tự trào” trong một số hồi kí Việt Nam từ sau 1975 đến nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 18-23 TIẾNG NÓI “TỰ THÚ”, “TỰ TRÀO” TRONG MỘT SỐ HỒI KÍ VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY Ngô Thị Ngọc Diệp Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai Tóm tắt. Tự thú, tự trào là xu hướng phổ biến bộc lộ tiếng nói của cái tôi trưởng thành trong hồi kí Việt Nam từ sau 1975. Ý thức tự phán, tự giễu thể hiện cái nhìn nghiêm khắc của nhà văn đối với bản thân về nhiều phương diện: bản lĩnh nghề nghiệp, nhân cách, lối hành xử. . . Việc nhìn lại mình với tinh thần phê phán quyết liệt vừa thỏa mãn nhu cầu ăn năn, sám hối, giải tỏa ẩn ức, vừa thể hiện sự ý thức cao về giá trị bản thân, cho thấy tầm văn hóa, bản lĩnh của nhà văn. Từ khóa: Hồi kí Việt Nam, tự thú, tự trào, tinh thần phê phán.1. Mở đầu Hồi kí là thể loại được tổ chức theo trục thời gian của “cái tôi” tác giả. Với lực lượngsáng tác hầu hết là những nhà văn lão thành, gạo cội của văn học Việt Nam, hồi kí từ sau1975 bộc lộ tiếng nói của một cái tôi trưởng thành qua việc trình bày những nhận thức,chiêm nghiệm sâu sắc về lịch sử, xã hội và chính mình. Phơi trải tất cả về bản thân là mộtcách nhìn lại mình, thỏa mãn nhu cầu tự thú, giải tỏa những mặc cảm, ẩn ức tinh thần củatác giả. Trong thời đại ý thức cá nhân bùng phát mạnh mẽ cùng tinh thần dân chủ và nhucầu “nói sự thật”, tiếng nói “tự thú”, “tự trào” ngày càng phổ biến trong hồi kí. Đặc biệt,với những người đã đi qua mọi thăng trầm, vinh nhục của cuộc đời, nhu cầu này càng ráoriết. Họ luôn trăn trở suy tư về bản thân, tự vấn lương tâm, muốn nói hết những mặt tráicủa tính cách, những hành động tội lỗi, khuất lấp. . . Đây không phải là việc làm dễ dàng.Một yêu cầu đặt ra là người viết hồi kí phải trung thực, khách quan, phải có bản lĩnh dámlà mình. . .2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiếng nói “tự thú”, “tự trào” trong hồi kí cất lên từ cái nhìn nghiêm khắc củanhà văn đối với bản thân về nhiều phương diện: bản lĩnh nghề nghiệp, nhân cách, lối hànhxử. . . Họ nhận ra nhiều điều về mình mà người khác không thể thấy được. Nhiều ngườitỉnh táo suy xét lại sự nghiệp của mình để rồi vỡ lẽ rằng bao thành tựu và giá trị vănNgày nhận bài 28/02/2013. Ngày nhận đăng 20/06/2013.Liên lạc Ngô Thị Ngọc Diệp, e-mail: nhatdiep71@yahoo.com.vn18 Tiếng nói tự thú, tự trào trong một số hồi kí Việt Nam từ sau năm 1975 đến naychương thuở nào chỉ là những “kết tinh” non kém. Trong Nửa đêm sực tỉnh, Lưu TrọngLư tự nhận thấy mình kém cỏi: “Tôi viết tập truyện ngắn Người Sơn nhân cụ Phan Khôicho tôi là người viết truyện giỏi nhất, từ Hoàng Ngọc Phách đến Tự lực văn đoàn khôngai hơn tôi. Tôi đâu phải như thế! Tôi biết rõ sự kém cỏi của tôi. Người Sơn nhân là mộtsự bế tắc dày đặc của tâm hồn tôi. . . ”. Nghĩ về những tác phẩm từng đoạt giải, Ma VănKháng cảm thấy xấu hổ vì sự non nớt, yếu kém của nó: “Làm sao mà lại có thể ngợi khenchúng được, hơn nữa lại còn trao giải thưởng! Tất cả chỉ là những bài tập chưa hoàn chỉnh,những truyện ngắn chưa thành được viết bằng một cảm quan và trình độ thẩm mĩ rất ấutrĩ, sơ lược. . . ” (Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương). Phạm Cao Củng hổ thẹnvới vai trò nhà văn, nhà báo của mình: “nói thực đúng thì mình chỉ là một anh thợ viết,không hơn, không kém, vì cuộc sống của bản thân và gia đình đã kéo cày trả nợ áo cơm,chứ đâu đã giúp ích gì được cho nền văn hóa dân tộc” (Hồi kí Phạm Cao Củng). . . Có thểthấy, các nhà văn đã rất khiêm nhường và thành thực về mình. Nhận ra cái non kém trongnghề cũng là lúc họ ý thức cao về nghề nghiệp. Tiếng nói “tự thú”, ở góc độ đó, càng đưahọ đến gần độc giả hơn và càng được cảm thông, trân trọng. 2.2. Được soi rọi từ cái nhìn bên trong, những mặt trái của tính cách nhà văn cũngđược phơi bày cùng công chúng. Họ xóa bỏ hình ảnh đẹp đẽ đã định hình trong mắt mọingười để tạo dựng một hình ảnh gần hơn, thật hơn về mình. Tô Hoài tự họa gương mặtmình theo quan niệm “con người là con người”, “mỗi người một mánh, một tật” như cáchông khắc họa các nhân vật. Trong Chiều chiều, ông tự nhận mình là “lêu têu”, “gặp chănghay chớ”, “vị nể”. Do vậy mà “cả đời làm theo, thấy ra, nhận thức, phân tích đều lờ mờsai đúng, đúng sai mù mịt”. Ông tự giễu mình, một văn sĩ “vừa học vừa nhớ lăng nhăng”,nghe giảng về kinh tế thì “ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm”, cũng làm việc theo lối cao su,dở dang, đẩy đưa, chống chế... Qua những gì tự thể hiện, có thể nhận ra một Tô Hoài khônngoan, kín đáo đến láu lỉnh, tinh quái. Những ngày đi lao động thực tế ở nông thôn, bêncạnh một anh nhà văn dung dị, hoà đồng cùng bà con, còn có một kẻ láu lỉnh “mồm miệngđỡ chân tay”, khi hăng hái nhiệt tình thì cũng thấy sốt ruột vì công việc nhưng khi cái ngạingần, lười nhác trỗi lên thì tự thoả hiệp với mình, cuốn cái quy ...

Tài liệu được xem nhiều: