Danh mục

Tiếng sóng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.85 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu lỡ nó chết khô. Năm trước, qua sách dịch tôi đọc đoạn văn chừng bốn trăm từ. Đọc xong. Nó gợn lên một cảm giác đôi, sự lãng mạn tuyệt vời và nỗi kinh hoàng dợn tóc gáy. Đại ý có dòng sông sau khi thoát nguồn lang thang tự khơi dòng chảy, bò vào một sa mạc hoang toàn gió, cát, độ nóng và dốc đứng. Vượt nhiều khúc uốn, bao đoạn ngoặt, tìm đường sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếng sóng Tiếng sóngNếu lỡ nó chết khô.Năm trước, qua sách dịch tôi đọc đoạn văn chừng bốn trăm từ. Đọc xong. Nó gợnlên một cảm giác đôi, sự lãng mạn tuyệt vời và nỗi kinh hoàng dợn tóc gáy. Đại ýcó dòng sông sau khi thoát nguồn lang thang tự khơi dòng chảy, bò vào một sa mạchoang toàn gió, cát, độ nóng và dốc đứng.Vượt nhiều khúc uốn, bao đoạn ngoặt, tìm đường sống. Ngày tắt đêm hết, nó miệtmài vô vọng, mỏi mòn và chết. Vài năm sau, theo dòng chảy khô, một dải xanhmọc lên vô số loài cây dại và ra hoa. Từ cái chết tạo nên một dòng sông hoa, mộtnét về sự sống lại đầy lãng mạn của một dòng sông. Tôi rất sợ khi nghĩ một mìnhnó lang thang vô định trong sa mạc mênh mông, hành trình chỉ mang theo cô đơnvà tuyệt vọng. Ghê rợn thật.Chú Tạ nông dân làng. Mộc mạc, chân tình, xuề xòa, thấy gì nói nấy. Nghề chínhbán tro trấu cho các nhà làm vườn, làm rẫy. Chiếc ghe cỡ ba chục mét dài, hai bênsườn thêm một thước lưới, để đổ nhiều. Mua và bán chỉ một. Những lúc nó chạyngang, mọi người thấy một khối đen thùi, lùi lũi trên sông. Mình chú toàn tro. Trêngương mặt đen chỉ có đôi mắt khi mở còn chút màu trắng.Sông Cái Bần vắt ngang nhà. Thực ra là một ngọn rạch, vì chưa đủ độ dài để đượcgọi là sông, dấu gạch nối giữa kinh Mương Lộ với sông Tiền, cỡ một cây số hai.Dân làng kêu con rạch, tôi yêu thương quá nên gọi là sông. Người bạn hiền mấymươi năm qua lúc tôi vừa biết lội. Con sông hiền hòa, ít đổi thay với mọi người...Những đợt triều cường rong đầy nước, sông êm đềm đến ôm chân ghế đá cạnh bờ.Có lúc mặt nó đầy nhụy bần, với lá vàng rơi lấm tấm, phập phều buồn vui nhânthế. Đôi khi tôi đưa tay vớt nụ hoa chưa nở mà rụng. Tôi nhẹ lặt năm cánh đài, gỡnăm sợi chỉ đỏ ôm nhụy trắng, rồi xoay tròn xuống, cho trên lộ ra nhụy cái màucánh con vạc sành. Lũ trẻ chúng tôi thường tưởng tượng nó là cần đầu gắn kim hátcủa một dàn máy quay dĩa nhạc xưa. Giờ có lúc tôi đặt nó lên trên nền gạch bóngchiếc băng đá, rồi tay chống má, nghiêng đầu nhìn. Và thật kỳ lạ, từ đó vẳng lênâm giai bài Hoa rụng ven sông, đôi khi là tiết tấu mượt mà của bản Dòng sông ĐaNuýp xanh. Lúc đó, những nỗi băn khoăn quặn thắt trong cuộc sống thường theosông trôi mãi ra và nâng bồng cánh hải âu.Hôm nay, tôi kêu chú Tạ đổ hai ghe tro, chuẩn bị vụ mùa sau. Chiếc ghe đen lùi,lủi vào bờ cách băng đá chừng mười hai thước. Tôi ngồi hiên nhà và nghe từ khốiđen ấy vọng ra, đổ chỗ nào chú Mười chỉ cho tôi đổ? Rồi chú Tạ kéo cây đòn dài,vần cho êm bắc lên bờ đất. Chú xúc từng cần lở tro bự gấp năm lần thân chú, chậmrãi đổ vào nơi đã định. Chú vừa vác, lúc ngang chỗ tôi ngồi, vừa kể những câuchuyện không đầu không đuôi, không cần người nghe, bằng giọng rõ to.Chú Tạ lên xuống gần trăm lần, tôi hỏi cho vui:- Chú vác có đếm bao nhiêu cần cho mỗi chuyến ghe không?- Mình đếm làm sao vác nổi chú Mười, biết con số trước thăm thẳm lắm. Vác mẹđi, chừng nào hết thì biết, như thế không ngán.Chợt một ngọn gió lẻ hốt ngang hất lên đám bụi mù, chú lấy bàn tay còn lại chemắt và chùi ngang cái trán đẫm mồ hôi, trét thêm một lớp đen nữa, rồi quay lạicười một mình.Tôi nhìn chiếc ghe, sáng giờ nó mới lõm cỡ hơn phần ba đống. Và thấy có ai đóđang lấy cái vá xới xới cho tro xốp. Người này đầu cổ trùm kín cái khăn màu lụclớn, chỉ có đôi mắt lóng lánh lộ ra, toàn người nối liền bộ bà ba đen. Chờ chuyếnxuống, tôi hỏi:- Bữa nay có ai đi với chú đó?- Con gái lớn tôi đó chú Mười, đang học năm cuối đại học, hổm rày nghỉ ôn thi.Hôm nay nghe tôi đổ tro cho chú, nó đòi theo phụ chơi cho vui.Vác độ ba chục cần nữa, chú đứng chênh vênh trên cây đòn dài vụt cái cần vào chỗlõm và nói:- Con ra bồng lái ăn cơm trước, ba lên xóm trên kiếm vài mối nữa, chiều ba váctiếp.Chú Tạ đi, tôi cũng ra sau nhà ăn cơm.Bây giờ chiếc ghe tro nổi ngang thành khối tròn như treo trên đọt bần. Đang đầynước. Theo thói quen, cơm rồi, tôi rót tách trà nóng, ngậm xuôi cây tăm, ra băng đángồi bồng mùa thu phai cùng sông.Mùa rong, nước hồng, mấp mé chân ghế đá, triền sông tấp đầy nhụy bần trắng lẫnmấy sọc đỏ bao, nối liền với những cọng tàn lan xốp dập dềnh sát bờ. Giữa sôngvài về lục bình lững thững xuôi, một con chuồn chuồn son vờn quanh. Mắt tôi lịmvào những ngày thơ ấu. Tay quờ tìm cái tách trà, bất ngờ mấy ngón tay chạm vật gìmềm mềm ấm ấm, giật mình quay lại, đứa con gái chú Tạ đã lên khỏi ghe và ngồikề tôi tự hồi nào.Cô bé đẹp. Gương mặt trắng hồng, đôi mày lá liễu hơi xếch một chút vẻ mạnhkhỏe, nhẹ nhàng trên chiếc cổ trắng ngần. Toàn thân dong dỏng cao trong bộ bà bavừa vặn, ôm khít hai đùi thon và cặp ngực vú cau đã tròn, đầy trong hàng nút hơicăng. Cô bé đang hồn nhiên chơi trò ngày xưa còn nhớ, cô lột một nụ hoa bần bằngđầu ngón cái và xoay chùm nhụy trắng cho nó ôm sát trái bần con bên dưới. Cô bélàm thật tỉ mỉ và khéo hơn tôi nhiều, vì cô biết kéo những sọc đỏ ra cho nó viềnđều theo, tự nhiên cái nhụy cái nổi bật, xong cô quay lại nói.- Chú Mười, cho chú nè. Con tên Hi ...

Tài liệu được xem nhiều: