Danh mục

TIẾNG TÂY KHÔNG LÀM SANG TIẾNG VIỆT

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.53 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, trong xã hội ta dường như đã hình thành nên một tầng lớp những người nói một thứ tiếng Việt khá khó hiểu đối với đại bộ phận dân chúng. Đó là một thứ tiếng Việt mà từ cách phát âm đến cách dùng từ, thậm chí cả các kết cấu ngữ pháp đều mang dáng dấp của một ngôn ngữ pha trộn, đặc trưng cho thứ tiếng Việt chuyển tiếp của những người nước ngoài đang học tiếng Việt, hay những Việt kiều rời Việt Nam từ nhỏ, khi tiếng Việt của họ chưa được định hình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾNG TÂY KHÔNG LÀM SANG TIẾNG VIỆT TIẾNG TÂY KHÔNG LÀM SANG TIẾNG VIỆTLê Đình TưHiện nay, trong xã hội ta dường như đã hình thành nên một tầng lớp những ngườinói một thứ tiếng Việt khá khó hiểu đối với đại bộ phận dân chúng. Đó là một thứtiếng Việt mà từ cách phát âm đến cách dùng từ, thậm chí cả các kết cấu ngữ phápđều mang dáng dấp của một ngôn ngữ pha trộn, đặc trưng cho thứ tiếng Việtchuyển tiếp của những người nước ngoài đang học tiếng Việt, hay những Việt kiềurời Việt Nam từ nhỏ, khi tiếng Việt của họ chưa được định hình vững chắc hoặc dolâu năm sống ở nước ngoài nên quên một số quy tắc hoặc từ ngữ của tiếng Việt.Cái thứ tiếng Việt của họ nhiều khi nghe lơ lớ, nửa tây nửa ta nên thường gây khókhăn cho người dân bình thường.Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu đó là những người nước ngoài thực sự hoặc là nhữngViệt kiều thực sự, vì người Việt ta vốn có lòng vị tha, lại rất coi trọng những ngườinước ngoài biết nói tiếng Việt, một thứ tiếng mà ngay cả người Việt cũng cho làkhó học. Nhưng đằng này, họ lại là người Việt chính hiệu, không những thế cái thứtiếng Việt pha tạp đó lại được sử dụng ở những nơi mà lẽ ra, nó phải được thể hiệndưới dạng chuẩn mực nhất và trong sáng nhất – đó là trên các phương tiện thôngtin đại chúng.Thực ra, một cách không chính thức, tất cả chúng ta vẫn thường xuyên sử dụngnhững thứ ngôn ngữ pha tạp mà các nhà khoa học gọi là các thứ tiếng xã hội haybiệt ngữ. Tiếng xã hội hay biệt ngữ là một thứ ngôn ngữ được tạo ra và sử dụngtrong một phạm vi hẹp, trong khuôn khổ của các nhóm hay tầng lớp xã hội, tứcnhững người có quan hệ công việc hàng ngày với nhau, ví dụ như trong các nhómhọc sinh, sinh viên, giáo viên, lái xe, bộ đội, hoặc trong giới buôn lậu, tiêm chích,trộm cắp, v.v… Trong các thứ tiếng xã hội đó, chúng ta có thể nhận thấy sự phatrộn những yếu tố chuẩn với những yếu tố lệch chuẩn. Các yếu tố lệch chuẩn có thểlà những từ ngữ bình thường, vẫn tồn tại trong ngôn ngữ toàn dân, nhưng được sửdụng với ý nghĩa khác, ví dụ: “phao” (= tài liệu chuẩn bị sẵn được đưa vào phòngthi để quay cóp); “nộp tiền ngu” (= nộp lệ phí thi lại), “đứt cước” (= hỏng việc haythất bại). Đó có thể là những từ ngữ mới, do các nhóm xã hội đó tự tạo ra, ví dụ:“xê” (= một chỉ vàng), “xao li” (= nói dối, nói láo); “sọi” (= một nghìn đồng). Đócòn là những từ hay tên gọi được làm biến dạng đi theo những quy ước của cácnhóm xã hội, ví dụ: “Cô Loan” (= Đài Loan), “vitamin E” (đàn bà), “vitamin T” (=tiền), “Trần Văn Chuồn” (= chuồn, bỏ đi). Nhưng đó cũng có thể là những yếu tốtiếng nước ngoài được đưa vào lời nói nhằm tạo nên những hiệu quả giao tiếp nàođó hoặc để che đậy những nội dung bí mật mà chỉ những người “trong cuộc” mớigiải mã được. Một học sinh học tiếng Pháp, trong khi nói chuyện với bạn bè củamình, có thể sử dụng một thứ tiếng Việt “bồi” kiểu như: “Chốn biu rô” (chốn vănphòng), hay “Toa với moa kết nghĩa ami” (Mình với cậu kết bạn với nhau) màkhông bị phản đối gì vì trong nhóm bạn bè của mình, đó là thứ ngôn ngữ “của nhàlàm”, ai cũng hiểu được. Tương tự, một học sinh học tiếng Anh có thể dùng xennhững từ như nâu (không), gơn (cô gái), đai (chết), xì tai (phong cách), xêm xêm(gần như nhau) trong các câu nói của mình khi nói chuyện với bạn cùng học màngười nghe vẫn chấp nhận vì đấy là cách để bạn bè cùng trang lứa vui đùa vớinhau.Tuy nhiên, đối với những người “ngoại đạo” thì cách nói pha trộn như vậy thườnggây phản cảm vì người ta không hiểu, hoặc cho đó là thứ ngôn ngữ lai căng haymột thứ tiếng lóng bí mật và đáng ngờ. Vì vậy, một cách tự nhiên, trong ý thức củaxã hội, tiếng Việt sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng thông thườngphải là thứ tiếng Việt của toàn dân, một thứ tiếng Việt phổ thông, trong sáng để aicũng có thể hiểu được. Hơn nữa, trong văn hóa của người Việt Nam, nếu mộtngười trẻ tuổi sử dụng một câu tiếng Việt “bồi” kiểu “Nâu vấn đề.” (Không có vấnđề gì) trong khi nói chuyện với người hàng trên như ông bà, bố mẹ thì sẽ bị cho làvô lễ, thiếu giáo dục.Ây thế nhưng, trên các phương tiện thông tin đại chúng của ta, có rất nhiều yếu tốlệch chuẩn mang tính chất nước ngoài và đặc trưng cho các thứ tiếng xã hội. Việcsử dụng các yếu tố lệch chuẩn trước hết thể hiện ở cách phát âm các tên gọi nướcngoài. Một điều rất dễ nhận thấy là nhiều tên gọi nước ngoài vốn đã được địnhhình từ bao nhiêu năm nay, đã được xã hội chấp nhận và sử dụng rộng rãi trongtiếng phổ thông, bỗng nhiên bị một số phát thanh viên “sửa lại” theo cách phát âmcủa một thứ tiếng nào đó mà phát thanh viên đó biết. Và thế là những tên gọi nàykhông còn chuẩn mực nữa, vì người biết tiếng Anh thì phát âm chúng theo kiểutiếng Anh, người biết tiếng Pháp thì phát âm theo kiểu của tiếng Pháp: Thủ đôLuân Đôn của nước Ạnh cứ được phát âm là Lân Đần, thủ đô Mátxcơva của nướcNga, lúc thì phát âm là Mốtxcâu, lúc lại phát âm là Mốtxcơva; thủ đô Pari củaPháp ...

Tài liệu được xem nhiều: