Danh mục

Tiếp biến nghịch trong văn hóa ứng xử

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.68 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CON người dù sinh sống ở bất kỳ quốc gia nào trên trái đất đều có những quy tắc ứng xử với tự nhiên và xã hội. Nhiều quy tắc đã được kiểm nghiệm, sàng lọc khắc nghiệt qua hàng ngàn năm để trở thành những giá trị văn hóa của toàn nhân loại hoặc của một dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp biến nghịch trong văn hóa ứng xử Tiếp biến nghịch trong văn hóa ứng xửCON người dù sinh sống ở bất kỳ quốc gia nào trên trái đất đều có những quy tắc ứng xử vớitự nhiên và xã hội. Nhiều quy tắc đã được kiểm nghiệm, sàng lọc khắc nghiệt qua hàng ngànnăm để trở thành những giá trị văn hóa của toàn nhân loại hoặc của một dân tộc. Khi nói tới giátrị văn hóa ứng xử là nói tới những quy tắc đã được chưng cất đạt đến độ chuẩn mực trong ứngxử xã hội. Về quy luật, văn hóa thường tồn tại theo chiều tiếp biến. Nếu tiếp biến theo hướngphát triển thì đó là tiếp biến thuận và ngược lại là tiếp biến nghịch. Tiếp biến nghịch có thể diễnra toàn bộ, có thể diễn ra cục bộ (một khía cạnh) và nhất thời (ở một thời điểm nhất định) trongmột giá trị văn hóa. Tiếp biến nghịch được coi là bình thường khi sự tiếp biến đó có ý nghĩa nhưmột hiện tượng phản biện tức thời cho phát triển, nhưng khi nó đã vượt qua hiện tượng để mangdấu hiệu phổ biến thì chắc chắn không còn là bình thường nữa và đó là những cảnh báo của suythoái văn hóa.Tiếp biến nghịch trong một số giá trị văn hóa diễn ra ở hầu khắp các nền văn hóa của các dântộc. Khi thế giới chuyển động dữ dội về chính trị và cải biến sâu sắc về kinh tế - xã hội thì tiếpbiến nghịch càng mạnh mẽ, hậu quả là nhiều nền văn hóa khổng lồ của các quốc gia Châu Á(Trung Quốc, Ấn Độ), Châu Âu (La Mã, Hy Lạp, Pháp, Nga), Châu Phi (Ai Cập)… đã khôngcòn đủ khả năng đề kháng để giữ được bản sắc trong một số giá trị. Có thể hiểu điều này qua mộtdẫn chứng tuy nhỏ nhưng rất tiêu biểu: Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, ấm đun nước Samovarmột thời đã trở thành văn hóa trà và là biểu tượng cho sự nồng ấm trong gia đình, Samovar gắnliền với hình ảnh người phụ nữ Nga dịu dàng và lòng hiếu khách của người Nga đồng thời cũnglà biểu tượng thịnh vượng của dân tộc Nga. Thế nhưng giờ đây Samovar đã không còn giữ đượcnét văn hóa trà độc đáo của dân tộc Nga. Cấu trúc, kiểu dáng, trang trí, chất liệu v à cả cách sửdụng Samovar truyền thống chỉ còn là lưu niệm trong ký ức của người Nga và du khách.Văn hóa Việt Nam nói chung và Văn hóa Nghệ An nói riêng cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Đặc biệt trong khoảng trên ba thập kỷ gần đây khi công cuộc đổi mới của Việt Nam trở nên sôiđộng, chính sách mở cửa ngoại giao theo hướng đa phương và đa dạng hóa quan hệ đã góp phầnlàm cho việc tiếp biến của văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú và trở nên vô cùng phức tạp.Lý thuyết xây dựng nền văn hóa đa dạng trong thống nhất trong thực tế đang chịu quá nhiều áplực, diện mạo văn hóa đã và sẽ tiếp tục xuất hiện một số tiếp biến nghịch, cảnh báo dấu hiệukhông bình thường trong đời sống xã hội. Sau đây là một số lưu ý:1. Cảm xúc: Văn hóa Việt chịu sự chi phối trực tiếp của văn hóa và triết học phương Đông,người Việt nhìn chung có cuộc sống giàu cảm xúc, đầy lòng trắc ẩn và dễ chia sẻ thương yêu.Truyện Cổ tích Việt xem đó như một thuộc tính của người Việt, nhân vật chính (Tấm trong TấmCám, người em trong sự tích Cây khế, Lang Liêu trong sự tích Bánh chưng bánh dày…) đều lànhững mẫu hình như vậy. Ca dao tục ngữ thì đầy ắp những chia sẻ kiểu như một con ngựa đaucả tàu bỏ cỏ. Đến nàng Kiều của Nguyễn Du thì vẫn vậy, đa cảm và xúc cảm tới mức nhận hếtkhổ ải về mình để nhường một sự bình yên cho bố, cho em và cho cả kẻ đã rắp tâm bôi bẩn cảmột đời Kiều.Một đất nước liên miên đi qua chiến tranh khốc liệt, liên miên đi qua sự tàn phá dữ dằn của thiênnhiên thì nguồn sống giàu cảm xúc của con người trong cộng đồng sẽ là giá trị văn hóa thuộcloại báu vật để sưởi ấm cho hàng vạn số phận bất hạnh.Lịch sử và truyền thống là vậy nhưng tiếp biến thì không như vậy. Báo đài liên tục thông tin cácchương trình từ thiện của các công ty, tổng công ty đang ăn nên làm ra. Mỗi chương trình có khithu về cả trăm tỷ đồng nhưng sự ồn ào có vẻ thái quá lại đang nhằm một mục tiêu quảng bá khácmà không phù hợp với ý nghĩa của việc làm từ thiện vốn là tu tâm để tích phúc. Một số nhànghiên cứu đã có lý khi cho rằng người Việt đang có biểu hiện gia tăng sự vô cảm ở nhiều thế hệđương đại. Cuộc sống theo cơ chế thị trường và nhịp điệu công nghiệp hối thúc gấp gáp conngười lao vào làm việc và kiếm tiền, thời gian dành để quan tâm đến nhau đang khan hiếm dần,nhiều gia đình xem việc cả tuần không thể có bữa cơm chung đủ mặt các thành viên đã là chuyệnthường t ình.Tôi sống ở thành phố, cứ nghĩ chỉ ở thành phố con người mới vô cảm với thiên nhiên, đối xử vớithiên nhiên tệ bạc như xả rác và xả khí thải bừa bãi. Nhưng về nông thôn rồi lên vùng rừng núilại cũng thấy con người vô cảm ngoảnh mặt với thiên nhiên một cách đáng sợ. Dọc các lòngsông thượng nguồn bị khoét thủng để đào đãi vàng, khai thác khoáng sản, khắp các cánh rừngtrải suốt cả gần biên giới Lào bị chặt phá để giờ sông đã cạn nước, rừng không còn cây. Hậu quảlũ lụt các năm vừa qua mới chỉ là phần nhỏ, cơn giận dữ khốc liệt của thiên nhiên thế nào thì thờigian tới chúng ta sẽ còn được minh chứng thêm nhiều.B ...

Tài liệu được xem nhiều: