Danh mục

Tiếp cận các giả thuyết, học thuyết của khoa học trái đất và một số vấn đề về học thuyết kiến tạo mảng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.52 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày một cách sơ sài về việc tạo ra các giả thuyết và lý thuyết về các ngành khoa học của Trái đất và đề cập đến một số vấn đề liên quan đến kiến tạo mảng - một phần quan trọng trong địa chất vật lý và địa chất lịch sử trong Khoa Địa lý của Trường Đại học Sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận các giả thuyết, học thuyết của khoa học trái đất và một số vấn đề về học thuyết kiến tạo mảng Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý TIẾP CẬN CÁC GIẢ THUYẾT, HỌC THUYẾT CỦA KHOA HỌC TRÁI ðẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ðỀ VỀ HỌC THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG LƯƠNG HỒNG HƯỢC, ðẶNG VŨ KHẮC Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội 1. CÁC GIẢ THUYẾT, HỌC THUYẾT CỦA KHOA HỌC TRÁI ðẤT Trái ðất từ khi hình thành ñến nay ñã trải qua nhiều biến cố và các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta xảy ra hết sức phong phú và ña dạng. Chúng ta ñã từng chứng kiến hoạt ñộng núi lửa, ñộng ñất, sóng thần và quan sát lũ bùn ñá, trượt lở ñất, v.v... cùng nhiều hiện tượng khác nữa. Trong con mắt của người xưa, nhiều hiện tượng tự nhiên thật bí ẩn, tuy nhiên họ chỉ có thể ghi nhận lại các hiện tượng ñó mà thôi. Nhưng cùng với sự phát triển của loài người, các nhà khoa học ñã phát minh ra nhiều giả thuyết, học thuyết khoa học về cuộc sống và các thay ñổi của Trái ðất liên quan ñến các hiện tượng này. Dựa trên những cơ sở ñó, nhận thức và sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh ngày càng ñược cải thiện và con người ñã biết sử dụng các giả thuyết, học thuyết ñó nhằm lý giải các nguyên nhân gây ra các hiện tượng tự nhiên trên Trái ðất. Các nhà ñịa lý, ñịa chất có thể luận giải các ñá ñã ñược thành tạo như thế nào cách ñây hàng trăm triệu năm về trước và cũng qua chu trình ñá (Hình 1), họ cũng giải thích ñược quá trình chuyển hóa từ loại ñá này sang loại ñá khác khi có sự thay ñổi ñiều kiện nhiệt ñộ, áp suất cũng như các ñiều kiện của môi trường xung quanh. Họ cũng có thể dự ñoán tương lai sau này của các dãy núi, thung lũng sông sẽ ra sao. Các khoa học về Trái ðất không chỉ nghiên cứu các sự kiện (biến cố) mà chúng ta có thể chưa bao giờ quan sát ñược trực tiếp ñược hay cũng chẳng bao giờ quan sát nổi; ñồng thời cũng nghiên cứu những ñối tượng mà có thể chúng ta chẳng bao giờ nhìn Hình 1. Chu kỳ ñá cho thấy ñá biến ñổi thấy, sờ nắm, cảm nhận ñược. Chẳng liên tục theo thời gian (Thomson & Turk, 1997) hạn chúng ta mô tả tâm Trái ðất cách dưới chân chúng ta 6370 km. Nhiều khoa học, trong ñó có khoa học về Trái ðất ñược xây dựng dựa trên cơ sở tư duy, suy luận về các sự kiện, các ñối tượng nằm ngoài phạm vi quan sát trực tiếp của con người. Theo Thomson & Turk (1997), các nhà khoa học tiếp tục phát triển sự 29 Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển hiểu biết thế giới tự nhiên dựa trên 4 nguyên tắc chỉ ñạo khi tiến hành các nghiên cứu khoa học: Quan sát: tất cả các môn khoa học về Trái ðất ñều dựa vào việc quan sát. Quan sát là bước ñầu tiên và quan trọng nhất ñối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Ví dụ quan sát cát kết ðevon ở ðồ Sơn, cát kết Trias thượng ở Cẩm Phả, vv... có thể rút ra mối liên hệ về quá trình tự nhiên giữa hai khu vực. Hình thành giả thuyết: là bước tiếp theo của quá trình quan sát. Những quan sát chỉ ñơn giản là bước khởi ñầu trên con ñường ñi tới học thuyết. Giả thuyết là cách luận giải một hiện tượng dựa trên các bằng cứ ñược nhiều người cùng thừa nhận. Có thể hiểu giả thuyết là một phác thảo thô sơ của học thuyết và có thể ñược kiểm ñịnh bởi các bằng cứ thực tế có thể quan sát ñược. Nếu giả thuyết ñó giải thích ñược một vài hiện tượng thực tế mà không phải là tất cả thì giả thuyết ñó phải ñược sửa ñổi, hoặc nếu nó không thể ñược thay ñổi một cách như mong muốn thì giả thuyết ñó nhất thiết phải bị loại bỏ và ñương nhiên các giả thuyết mới sẽ hình thành và ñược ñưa ra. Kiểm ñịnh giả thuyết và hình thành học thuyết: là bước quan trọng tiếp sau trong quá trình nghiên cứu khoa học. Một số ngành khoa học ñôi khi trải qua những chuyển biến mang tính chất cách mạng, ví dụ như từ thuyết ñịa máng sang thuyết kiến tạo mảng trong ñịa chất học và cuối cùng ñược chứng minh bằng các học thuyết. Một giả thuyết lý giải những quan sát như chúng ñã ñược tích lũy và không bị phủ nhận, sẽ ñược nâng cao lên thành học thuyết. Học thuyết phân biệt rõ ràng về hình thức và nội dung theo 4 tiêu chí cơ bản: • Học thuyết phải dựa trên một loạt quan sát hoặc các kết quả thí nghiệm ñã ñược xác nhận. • Học thuyết phải giải thích ñược tất cả các quan sát hoặc các kết quả thí nghiệm. • Học thuyết không bác bỏ bất kỳ kết quả quan sát hoặc các nguyên lý khoa học phù hợp nào. • Học thuyết nhất thiết phải mang tính nhất quán và phải ñược xây dựng theo phương thức logic, mà những kết luận không bác bỏ bất kỳ một tiền ñề ban ñầu nào. Tuy vậy, nhiều học thuyết có thể không bao giờ ñược chứng minh một cách tuyệt ñối. Thí dụ, hầu hết các nhà khoa học ñều chắc rằng ấn tượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: