Tiếp cận luận điểm về tính hữu ích của BCTC
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 166.73 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp cận các luận điểm về tính hữu ích của BCTC
Mục tiêu của Báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Tuy nhiên, khi các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn lập và trình bày BCTC không rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hay khó áp dụng sẽ không đảm bảo được các tính chất làm cho thông tin trên báo cáo trở nên hữu ích như đáng tin cậy, có thể hiểu, so sánh được..., BCTC vì thế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận luận điểm về tính hữu ích của BCTC Tiếp cận các luận điểm về tính hữu ích của BCTC Mục tiêu của Báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Tuy nhiên, khi các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn lập và trình bày BCTC không rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hay khó áp dụng sẽ không đảm bảo được các tính chất làm cho thông tin trên báo cáo trở nên hữu ích như đáng tin cậy, có thể hiểu, so sánh được..., BCTC vì thế trở nên kém hữu ích. Việc tham khảo, tổng hợp các tài liệu, luận điểm liên quan của các nhà nghiên cứu và tổ chức nghề nghiệp trên thế giới là rất cần thiết, nhằm góp phần hình thành các cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng và nâng cao tính hữu ích của BCTC ở Việt Nam hiện nay. Thông tin tài chính hữu ích là đối tượng quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu, thực hành kế toán trên thế giới trong nhiều năm qua, với nhiều giác độ tiếp cận khác nhau, và đã được thể hiện trong nhiều tài liệu quan trọng như: “Các khái niệm về BCTC” của Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (trong Khái niệm số 1, viết tắt là CON1), “Khuôn mẫu cho việc soạn thảo và trình bày BCTC” của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (viết tắt Framework), gần đây hơn có “Những ranh giới của BCTC và làm sao để mở rộng chúng” của Baruch Lev (1998), “Những thay đổi trong tương quan giá trị giữa thu nhập và giá trị ghi sổ hơn bốn mươi năm qua” của Collins, Maydaw và Weiss (1997), hay “Đánh giá tổng thể chất lượng thông tin bằng cách tiếp cận theo khuôn mẫu khái niệm và hàm tin cậy” của Rajendra P. Srivastava và cộng sự (2003). Nội dung chủ yếu của các tài liệu này là hướng tới việc thảo luận và đưa ra các khuôn khổ hoặc gợi ý để trợ giúp cho việc soạn thảo, trình bày BCTC để cung cấp thông tin hữu ích. Đây cũng là mục tiêu chính của các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghề nghiệp và cơ quan có thẩm quyền về kế toán ở Việt Nam đang nỗ lực hướng tới. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét nội dung một số tài liệu liên quan và đưa ra kết luận khái quát về tính hữu ích, nhằm góp phần hình thành các cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng và nâng cao tính hữu ích của BCTC ở Việt Nam hiện nay. 1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) Tại Đoạn 32 của CON2 (1980) đã nêu rõ: “Các đặc trưng của thông tin giúp nó trở nên quý giá để dẫn dắt việc lựa chọn các chính sách kế toán được ưu tiên từ những phương án sẵn có. Chúng có thể được xem như là một hệ thống thứ bậc các tính chất kế toán, hữu ích để ra quyết định trong những tình huống quan trọng. Ngoài sự hữu ích, sẽ không thu được lợi ích nào từ thông tin đối với những chi phí đã bỏ ra” [4]. Hệ thống các tính chất kế toán được CON2 trình bày tại Hình 1-1, với những lưu ý quan trọng như sau: (a) Để trở nên hữu ích, thông tin tài chính phải thể hiện được từng tính chất trong một chừng mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa các tính chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu tiên; hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin (CON2, đoạn 31). (b) Thông tin kế toán khi được định hướng đến người sử dụng để ra quyết định, trên cơ sở đáp ứng các tính chất làm cho nó trở nên hữu ích, nhưng tiến trình này đã gặp phải hai trở ngại quan trọng: - Áp lực về cân đối lợi ích - chi phí: Việc cung cấp thông tin tài chính tiêu tốn nhiều chi phí để thu thập, xử lý, soạn thảo các báo cáo tài chính hoặc cho kiểm toán; hơn nữa còn phải xem xét các chi phí phát sinh từ phía người sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ những thông tin thừa. Trong khi lợi ích mang lại từ thông tin chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và giới đầu tư (đối với người soạn thảo), hoặc có thể là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng thông tin) vv… có thể không tương xứng với số tiền đã bỏ ra. Nói khác đi, tính hữu ích của thông tin tài chính bị giảm sút nếu chi phí vượt quá lợi ích mang lại từ việc cung cấp – sử dụng thông tin. Điều này gây ra áp lực rất lớn đến việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi ích mang lại của thông tin từ phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. - Ngưỡng nhận thức (threshold recognition): Trong những tình huống không chắc chắn, đòi hỏi phải có sự xét đoán của người làm kế toán hoặc những người liên quan trực tiếp khác như các kiểm toán viên, nhà phân tích… về những sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin. Sự xét đoán về mức độ ảnh hưởng gắn liền với tính chất trọng yếu của sự kiện, trên phương diện tổng thể hoặc cục bộ, đặc biệt là ở khía cạnh định lượng. Theo đó, khi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận luận điểm về tính hữu ích của BCTC Tiếp cận các luận điểm về tính hữu ích của BCTC Mục tiêu của Báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Tuy nhiên, khi các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn lập và trình bày BCTC không rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hay khó áp dụng sẽ không đảm bảo được các tính chất làm cho thông tin trên báo cáo trở nên hữu ích như đáng tin cậy, có thể hiểu, so sánh được..., BCTC vì thế trở nên kém hữu ích. Việc tham khảo, tổng hợp các tài liệu, luận điểm liên quan của các nhà nghiên cứu và tổ chức nghề nghiệp trên thế giới là rất cần thiết, nhằm góp phần hình thành các cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng và nâng cao tính hữu ích của BCTC ở Việt Nam hiện nay. Thông tin tài chính hữu ích là đối tượng quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu, thực hành kế toán trên thế giới trong nhiều năm qua, với nhiều giác độ tiếp cận khác nhau, và đã được thể hiện trong nhiều tài liệu quan trọng như: “Các khái niệm về BCTC” của Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (trong Khái niệm số 1, viết tắt là CON1), “Khuôn mẫu cho việc soạn thảo và trình bày BCTC” của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (viết tắt Framework), gần đây hơn có “Những ranh giới của BCTC và làm sao để mở rộng chúng” của Baruch Lev (1998), “Những thay đổi trong tương quan giá trị giữa thu nhập và giá trị ghi sổ hơn bốn mươi năm qua” của Collins, Maydaw và Weiss (1997), hay “Đánh giá tổng thể chất lượng thông tin bằng cách tiếp cận theo khuôn mẫu khái niệm và hàm tin cậy” của Rajendra P. Srivastava và cộng sự (2003). Nội dung chủ yếu của các tài liệu này là hướng tới việc thảo luận và đưa ra các khuôn khổ hoặc gợi ý để trợ giúp cho việc soạn thảo, trình bày BCTC để cung cấp thông tin hữu ích. Đây cũng là mục tiêu chính của các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghề nghiệp và cơ quan có thẩm quyền về kế toán ở Việt Nam đang nỗ lực hướng tới. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét nội dung một số tài liệu liên quan và đưa ra kết luận khái quát về tính hữu ích, nhằm góp phần hình thành các cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng và nâng cao tính hữu ích của BCTC ở Việt Nam hiện nay. 1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) Tại Đoạn 32 của CON2 (1980) đã nêu rõ: “Các đặc trưng của thông tin giúp nó trở nên quý giá để dẫn dắt việc lựa chọn các chính sách kế toán được ưu tiên từ những phương án sẵn có. Chúng có thể được xem như là một hệ thống thứ bậc các tính chất kế toán, hữu ích để ra quyết định trong những tình huống quan trọng. Ngoài sự hữu ích, sẽ không thu được lợi ích nào từ thông tin đối với những chi phí đã bỏ ra” [4]. Hệ thống các tính chất kế toán được CON2 trình bày tại Hình 1-1, với những lưu ý quan trọng như sau: (a) Để trở nên hữu ích, thông tin tài chính phải thể hiện được từng tính chất trong một chừng mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa các tính chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu tiên; hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin (CON2, đoạn 31). (b) Thông tin kế toán khi được định hướng đến người sử dụng để ra quyết định, trên cơ sở đáp ứng các tính chất làm cho nó trở nên hữu ích, nhưng tiến trình này đã gặp phải hai trở ngại quan trọng: - Áp lực về cân đối lợi ích - chi phí: Việc cung cấp thông tin tài chính tiêu tốn nhiều chi phí để thu thập, xử lý, soạn thảo các báo cáo tài chính hoặc cho kiểm toán; hơn nữa còn phải xem xét các chi phí phát sinh từ phía người sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ những thông tin thừa. Trong khi lợi ích mang lại từ thông tin chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và giới đầu tư (đối với người soạn thảo), hoặc có thể là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng thông tin) vv… có thể không tương xứng với số tiền đã bỏ ra. Nói khác đi, tính hữu ích của thông tin tài chính bị giảm sút nếu chi phí vượt quá lợi ích mang lại từ việc cung cấp – sử dụng thông tin. Điều này gây ra áp lực rất lớn đến việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi ích mang lại của thông tin từ phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. - Ngưỡng nhận thức (threshold recognition): Trong những tình huống không chắc chắn, đòi hỏi phải có sự xét đoán của người làm kế toán hoặc những người liên quan trực tiếp khác như các kiểm toán viên, nhà phân tích… về những sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin. Sự xét đoán về mức độ ảnh hưởng gắn liền với tính chất trọng yếu của sự kiện, trên phương diện tổng thể hoặc cục bộ, đặc biệt là ở khía cạnh định lượng. Theo đó, khi ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 421 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 382 1 0 -
Vietnam Law on tendering- Luật đấu thầu
35 trang 376 0 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 370 10 0 -
3 trang 303 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 290 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 286 0 0