![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người dân xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 418.43 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là xã vùng cao biên giới, giáp huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Xã có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp kết hợp loại hình du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, hiện tại Phiêng Khoài vẫn là một xã nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Bằng phương pháp phân tích, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điền dã, nhóm nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết của khung sinh kế bền vững - DFID vào trường hợp xã Phiêng Khoài, từ đó đưa ra một số kiến nghị để cải thiện đời sống người dân địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người dân xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam TIẾP CẬN LÝ THUYẾT KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG DFID TRONG NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHIÊNG KHOÀI, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA Tống Thanh Bình1, Lê Thị Thu Hòa1, Điêu Thị Vân Anh1, Chu Thị Mai Hương1, Asone Vongkhanpeun2 Trường Đại học Tây Bắc 1 Asone Vongkhanpeun, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn, Lào Email: binhtt@utb.edu.vn Tóm tắt: Xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là xã vùng cao biên giới, giáp huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Xã có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp kết hợp loại hình du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, hiện tại Phiêng Khoài vẫn là một xã nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Bằng phương pháp phân tích, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điền dã, nhóm nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết của khung sinh kế bền vững -DFID vào trường hợp xã Phiêng Khoài, từ đó đưa ra một số kiến nghị để cải thiện đời sống người dân địa phương. Từ khóa: Sinh kế bền vững, DFID, Phiêng Khoài, Yên Châu. 1. GIỚI THIỆU VỀ LÝ THUYẾT VỀ SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG Năm 1987, khái niệm sinh kế được giới thiệu lần đầu tại Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển. Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề sinh kế và phát triển sinh kế bền vững được rất nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Một số địa phương đã vận dụng lý thuyết này nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Sinh kế bền vững trở thành vấn đề toàn cầu bởi trong thế kỷ XXI, dân số thế giới sẽ tăng gấp 2 đến 3 lần hiện tại. Việc nghiên cứu sinh kế bền vững không chỉ để đối phó và phục hồi sau những căng thẳng, cú sốc mà còn đảm bảo cho thế hệ tương lai duy trì hoặc nâng cao mà không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và sự hỗ trợ từ bên ngoài [1]. Khái niệm sinh kế được sử dụng trong những nghiên cứu về hoạt động kinh tế của các tộc người chịu nhiều thiệt thòi, chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển [2].Về sau, nhiều tổ chức và các cơ quan như Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Oxfam, Tổ chức Care, Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD), Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID), Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) và một số cơ quan khác đã áp dụng các khái niệm để đáp ứng các mục tiêu, trọng tâm và những ưu tiên của mình. Dựa trên khung lý thuyết này, rất nhiều các nghiên cứu đã được triển khai và mở rộng các khung lý thuyết cho sinh kế nông thôn. Ở Việt Nam, lý thuyết về sinh kế đã được vận dụng nghiên cứu đối với cộng đồng dân cư ven đô, dân di cư tự do, lao động di cư nông thôn, dân tái định cư, dân sống khu vực rừng phòng hộ, khu bảo tồn, hay các hộ gia đình bị thu hồi đất cho dự án khu công nghiệp,... Địa bàn nghiên cứu tập trung ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, một số tỉnh khu vực Đông Bắc, Tây Nguyên. Các hộ dân được nghiên cứu khá đa dạng, bao gồm dân tộc Kinh ở các vùng đồng bằng, ven đô, đô thị và các dân tộc thiểu số ở Hương Hóa, Quảng Trị, dân tộc Mông ở Lâm Đồng,... Ở Tây Bắc, thời gian gần đây đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng dân cư chuyển đổi và nâng cao sinh kế theo hướng bền vững. Tuy nhiên, nghiên cứu về thực trạng và sinh kế của người dân ở Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng chưa nhiều. Việc vận dụng lý thuyết này đối với vùng cao biên giới xã Phiêng Khoài huyện Yên Châu là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu và có tính khả thi nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư, góp phần ổn định an ninh biên giới. Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood - SL) là một cách nghĩ về các mục tiêu, phạm vi và các ưu tiên để phát triển, để tăng cường tiến bộ trong xóa đói giảm nghèo [3]. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản và các hoạt động cần có để đảm bảo phương tiện sinh sống [4]. Hanstad định nghĩa như sau: “Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên” [5]. Áp dụng vào trường hợp xã Phiêng Khoài, với ưu thế về vị trí địa lý, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa,... sinh kế bền vững chính là việc khai thác hiệu quả các nguồn lực trên phục vụ phát triển nông nghiệp và du lịch song vẫn bảo vệ được nguồn lực ban đầu. 606 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người dân xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam TIẾP CẬN LÝ THUYẾT KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG DFID TRONG NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHIÊNG KHOÀI, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA Tống Thanh Bình1, Lê Thị Thu Hòa1, Điêu Thị Vân Anh1, Chu Thị Mai Hương1, Asone Vongkhanpeun2 Trường Đại học Tây Bắc 1 Asone Vongkhanpeun, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn, Lào Email: binhtt@utb.edu.vn Tóm tắt: Xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là xã vùng cao biên giới, giáp huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Xã có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp kết hợp loại hình du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, hiện tại Phiêng Khoài vẫn là một xã nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Bằng phương pháp phân tích, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điền dã, nhóm nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết của khung sinh kế bền vững -DFID vào trường hợp xã Phiêng Khoài, từ đó đưa ra một số kiến nghị để cải thiện đời sống người dân địa phương. Từ khóa: Sinh kế bền vững, DFID, Phiêng Khoài, Yên Châu. 1. GIỚI THIỆU VỀ LÝ THUYẾT VỀ SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG Năm 1987, khái niệm sinh kế được giới thiệu lần đầu tại Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển. Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề sinh kế và phát triển sinh kế bền vững được rất nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Một số địa phương đã vận dụng lý thuyết này nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Sinh kế bền vững trở thành vấn đề toàn cầu bởi trong thế kỷ XXI, dân số thế giới sẽ tăng gấp 2 đến 3 lần hiện tại. Việc nghiên cứu sinh kế bền vững không chỉ để đối phó và phục hồi sau những căng thẳng, cú sốc mà còn đảm bảo cho thế hệ tương lai duy trì hoặc nâng cao mà không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và sự hỗ trợ từ bên ngoài [1]. Khái niệm sinh kế được sử dụng trong những nghiên cứu về hoạt động kinh tế của các tộc người chịu nhiều thiệt thòi, chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển [2].Về sau, nhiều tổ chức và các cơ quan như Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Oxfam, Tổ chức Care, Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD), Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID), Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) và một số cơ quan khác đã áp dụng các khái niệm để đáp ứng các mục tiêu, trọng tâm và những ưu tiên của mình. Dựa trên khung lý thuyết này, rất nhiều các nghiên cứu đã được triển khai và mở rộng các khung lý thuyết cho sinh kế nông thôn. Ở Việt Nam, lý thuyết về sinh kế đã được vận dụng nghiên cứu đối với cộng đồng dân cư ven đô, dân di cư tự do, lao động di cư nông thôn, dân tái định cư, dân sống khu vực rừng phòng hộ, khu bảo tồn, hay các hộ gia đình bị thu hồi đất cho dự án khu công nghiệp,... Địa bàn nghiên cứu tập trung ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, một số tỉnh khu vực Đông Bắc, Tây Nguyên. Các hộ dân được nghiên cứu khá đa dạng, bao gồm dân tộc Kinh ở các vùng đồng bằng, ven đô, đô thị và các dân tộc thiểu số ở Hương Hóa, Quảng Trị, dân tộc Mông ở Lâm Đồng,... Ở Tây Bắc, thời gian gần đây đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng dân cư chuyển đổi và nâng cao sinh kế theo hướng bền vững. Tuy nhiên, nghiên cứu về thực trạng và sinh kế của người dân ở Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng chưa nhiều. Việc vận dụng lý thuyết này đối với vùng cao biên giới xã Phiêng Khoài huyện Yên Châu là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu và có tính khả thi nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư, góp phần ổn định an ninh biên giới. Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood - SL) là một cách nghĩ về các mục tiêu, phạm vi và các ưu tiên để phát triển, để tăng cường tiến bộ trong xóa đói giảm nghèo [3]. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản và các hoạt động cần có để đảm bảo phương tiện sinh sống [4]. Hanstad định nghĩa như sau: “Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên” [5]. Áp dụng vào trường hợp xã Phiêng Khoài, với ưu thế về vị trí địa lý, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa,... sinh kế bền vững chính là việc khai thác hiệu quả các nguồn lực trên phục vụ phát triển nông nghiệp và du lịch song vẫn bảo vệ được nguồn lực ban đầu. 606 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sinh kế bền vững Khung sinh kế bền vững DFID Phát triển kinh tế tỉnh Sơn La Kinh tế nông nghiệp Loại hình du lịch trải nghiệmTài liệu liên quan:
-
Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
8 trang 265 0 0 -
5 trang 126 0 0
-
124 trang 113 0 0
-
18 trang 110 0 0
-
Bài giảng Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại: Chương 1
52 trang 100 1 0 -
68 trang 93 0 0
-
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
117 trang 92 0 0 -
Cơ sở lý luận_ chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành thủy sản 1
30 trang 81 0 0 -
Bài giảng Kinh tế nông nghiệp (Dùng cho các lớp cao học) - ĐH Thủy lợi
174 trang 73 0 0 -
81 trang 62 0 0