Danh mục

Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.58 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cao Bá Quát là một tài thơ trác việt ở nửa đầu thế kỷ XIX. Thơ ông có những cách tân nghệ thuật táo bạo, không còn là loại thơ “kỷ sự” của thế kỷ XVIII mà đã chuyển sang một giọng điệu mới, kết hợp tự sự với độc thoại, cho nên lời thơ hàm súc, đa nghĩa, và mạch thơ hướng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng. Có thể bắt gặp trong thơ ông nhiều chủ đề khác nhau, chủ đề nào cũng mang những hàm nghĩa phong phú, chẳng hạn chủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát Cao Bá Quát là một tài thơ trác việt ở nửa đầu thế kỷ XIX. Thơ ông có những cách tân nghệ thuật táo bạo, không còn là loại thơ “kỷ sự” của thế kỷ XVIII mà đã chuyển sang một giọng điệu mới, kết hợp tự sự với độc thoại, cho nên lời thơ hàm súc, đa nghĩa, và mạch thơ hướng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng. Có thể bắt gặp trong thơ ông nhiều chủ đề khác nhau, chủ đề nào cũng mang những hàm nghĩa phong phú, chẳng hạn chủ đề khát vọng của tuổi trẻ, muốn đem hết năng lực tài trai ra đóng góp cho đời. Hay chủ đề tình bạn, tình thầy trò, chủ đề lữ du, đi tìm cái đẹp và lẽ sống của chàng thanh niên họ Cao và những bạn bè cùng chí hướng. Lại cũng có thể nói đến chủ đề giải phóng cá nhân ở một chiều kích không trùng với người khác, ví như ý thức khẳng định chữ danh như là bản lĩnh của cái “tôi”, chữ danh gắn liền với một tài năng có thực và một nhân cách cứng cỏi : “Đạp hướng danh đồ bất điệu đầu ” - Bước tới đường danh chẳng cúi đầu (Trường giang thiên - Vịnh cái gông). Chủ đề ta thường gặp nhiều hơn trong thơ Cao Bá Quát vào tuổi trung niên về sau là mâu thuẫn giữa ước vọng và hiện thực, là sự chịu đựng cảnh nghèo túng hoạn nạn mà mình và vợ con lâm vào như một định mệnh… Nhưng có hai chủ đề gần như xuyên suốt các thời kỳ sáng tác của ông dưới những cấp độ khác nhau, ấy là chủ đề về nỗi bi phẫn của một con người có tầm vóc quá khổ lại phải sống trong một khuôn lồng chật chội, quay trở ngả nào cũng bế tắc, không còn đường thoát, và chủ đề về cái nhìn tỉnh táo, nhạy cảm đối với tấn bi kịch của lớp người “dưới đáy”… Chủ đề nào đi vào thơ Cao Bá Quát cũng có một giá trị nhân bản sâu sắc và một sự chiêm nghiệm giàu ý vị triết lý. Dưới đây, từ góc độ tiếp cận nghệ thuật, xin thử phân tích hai trong số những chủ đề vừa lược dẫn ở trên : tiếng nói trữ tình bi phẫn và sự cảm thông với mọi cảnh ngộ khốn cùng. * ** Trước hết, hãy nói về chủ đề trữ tình bi phẫn. Khái niệm “bi phẫn” dùng cho Cao Bá Quát bắt đầu từ Nguyễn Đổng Chi trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam1. Bi phẫn là một trạng thái tâm lý / tư tưởng không bình thường, một sự dồn nén phấn khích của con người bất đắc chí với xã hội, bị thành kiến xã hội đẩy đến chỗ có những phản ứng vượt khỏi các chuẩn mực cảm xúc thường thấy. Trong phạm vi nghệ thuật, bi phẫn là một loại tình cảm thẩm mỹ quá khổ, xuất phát từ cách đánh giá bất thường về mối tương quan giữa chủ thể và khách thể. Chủ thể tự thấy mình không còn phù hợp với những điều kiện của khách thể, quyết liệt phủ định mọi thước đo giá trị mà khách thể dùng để áp đặt lên mình. Giới hạn ở phạm vi thơ trữ tình, tiếng nói bi phẫn thường là những độc thoại nội tâm, được thể hiện như những biểu tượng nghệ thuật dồi dào tính ẩn dụ, trong đó các cung bậc của tình cảm đều cách điệu đến kích cỡ cao nhất. Cao Bá quát vốn l à một “tài danh đất Bắc”, học giỏi lừng tiếng, “thơ văn rất hay, chữ viết cũng rất đẹp” (Đặng Huy Trứ. Đặng Dịch Trai ngôn hành lục)2, là con người có hoài bão lớn “Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mắt trần toan đạp cửa phù đồ / Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay tạo rắp xoay cơn khí số” (Phú tài tử đa cùng). Nhưng đấy cũng là một người có cốt cách phóng khoáng, một kẻ sĩ “bất cơ” - không chấp nhận khuôn khổ của chữ “lễ” như người đời quan niệm. Va vào thực tế nghiệt ngã, tài năng, ý chí của ông bị quăng quật và lần hồi bị nghiền nát. Từ chỗ hồn nhiên muốn làm một người hữu ích, muốn gánh vác những trách nhiệm khó khăn bậc nhất ( Tống Nghiêu Phong Nguyễn xuất tể chi lỵ - Tiễn Nguyễn Nghiêu Phong đi nhậm chức ở quần đảo Cát Bà), ông sa chân vào “bể hoạn” “Sấm ran chớp giật làm mắt người kinh hãi” (Hoành Sơn vọng hải ca - Bài ca đứng trên núi Hoành Sơn trông ra bể) và trở thành người “ngoài lề” lúc nào không hay. Sự tương phản giữa nghị lực phi thường của cá nhân và sức ép xã hội tàn nhẫn, giữa mộng ước cao xa và thực tế bi thảm đã tạo nên một âm hưởng thơ kỳ lạ, nó là điệp khúc tuyệt vọng của một con người biết mình thất bại trước gông xiềng của cơ chế song cũng biết chống chọi đến cùng. Chủ đề trữ tình bi phẫn trong thơ Cao Bá Quát thể hiện ở không ít bài thơ nhưng hai bài tiêu biểu nhất theo chúng tôi là Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên cát) và Trà giang thu nguyệt ca (Bài ca trăng thu trên sông Trà). Một bài làm cuối những năm ông vào kinh đi thi Hội, và một bài làm sau khi ông đã bị giam ở lao Thừa phủ (1841) và đã đi “dương trình hiệu lực” trở về (1843), bị thải hồi về quê hương mấy năm, được bổ lại vào Viện Hàn lâm một thời gian ngắn rồi lại bị phát phối vào Quảng Ngãi (1847). Hai bài thơ đều thuộc thể trường thiên cổ phong tức là thể thơ tự do. Cao Bá Quát đã chọn thể thơ đó để triển khai những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật độc đáo nhằm gửi gắm được hết ý tưởng của mình. Bài ca ngắn ...

Tài liệu được xem nhiều: