Danh mục

Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm và những gợi ý cho Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.69 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc về các chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cùng kinh nghiệm mở rộng tín dụng SME thành công của các ngân hàng như Wells Fargo, ICICI. Từ đó, bài viết đưa ra những gợi ý đối với Chính phủ và các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của SME tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm và những gợi ý cho Việt Nam TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM ThS. Trần Quốc Hoàn Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc về các chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cùng kinh nghiệm mở rộng tín dụng SME thành công của các ngân hàng như Wells Fargo, ICICI. Từ đó, bài viết đưa ra những gợi ý đối với Chính phủ và các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của SME tại Việt Nam. Từ khóa: SME, tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, kinh nghiệm, bài học. 1. Đặt vấn đề Tài chính toàn diện được hiểu là việc phát triển hệ thống tài chính nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho tất cả mọi tổ chức và cá nhân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính như thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý và được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ưu tiên thực hiện một số chương trình nhằm tăng cường tiếp cận tài chính và thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, trong đó SME là một trong những đối tượng được chú trọng quan tâm phát triển tài chính toàn diện, đặc biệt là nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các SME. Hiện nay, 97% doanh nghiệp ở Việt Nam là các SME. Khối doanh nghiệp này đang đóng một vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt vấn đề việc làm hiện nay. Tuy vậy, các SME đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do các SME thường có nhu cầu tài chính quá lớn đối với hoạt động tài chính vi mô nhưng lại quá nhỏ để tận dụng hiệu quả các mô hình dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp lớn (IFC, 2009), đồng thời thị trường tín dụng SME thường mất nhiều chi phí, rủi ro cao, khó phục vụ, cũng như lợi nhuận không lớn, do đó nhiều NHTM rất thận trọng mà khi cấp tín dụng cho SME. Kết quả cấp tín dụng cho SME hiện nay còn nhiều bất cập như tỷ lệ dư nợ tín dụng SME chiếm tỷ trọng thấp (trung bình 22% đến 25%) trong tổng dư nợ tín dụng toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2013-2017, số lượng SME tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng còn khá khiêm tốn, chỉ hơn 30% SME tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng, gần 70% còn lại sử dụng vốn tự có hoặc vay từ các nguồn vốn khác với chi phí cao và nhiều rủi ro.Điều này đòi hỏi Chính phủ, các NHTM,… cần phải có những giải pháp thiết thực để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của SME. Các nội dung trình bày tiếp theo của bài nghiên cứu này gồm: Phần 2 trình bày kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho SME. Phần 3 gợi ý những giải pháp đối với Chính phủ và các NHTM. Phần 4 là kết luận. 2. Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho SME 2.1. Kinh nghiệm của Chính phủ một số quốc gia trên thế giới Trong các chính sách hỗ trợ SME tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đã được các quốc gia trên thế giới thực hiện (Bảng 1), thì có hai chính sách gồm bảo lãnh tín dụng cho SME và cho vay 483 trực tiếp SME được đa phần các quốc gia lựa chọn thực hiện. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, nhiều quốc gia đã tạo lập được môi trường phát triển thuận lợi, bền vững cho các SME, giúp các SME đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Ngược lại, một số quốc gia đã bảo hộ quá mức các SME, vô hình chung làm cản trở sự phát triển của khu vực tư nhân khi Chính phủ hỗ trợ các SME dưới dạng phúc lợi và bảo trợ xã hội mà không chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của SME. Bảng 1: Một số chính sách của Chính phủ một số quốc gia hỗ trợ SME tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Chính sách Quốc gia Chính phủ bảo lãnh Áo, Bỉ, Canada, Chile, Colombia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, khoản vay Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Israel, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Hà Lan, Nauy, Bồ Đào Nha, Liên bang Nga, Serbia, Cộng hòa Slovak, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Hoa Kỳ. Chính phủ bảo lãnh khoản Áo, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Mexico, Hà Lan, New vay hay cho vay đối với Zealand, Serbia, Anh. doanh nghiệp khởi nghiệp Chính phủ bảo lãnh xuất Áo, Bỉ, Canada, Colombia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần khẩu hoặc tín dụng Lan, Hungary, Hy Lạp, Hàn Quốc, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban thương mại Nha, Thụy Điển. Cho vay trực tiếp SME Áo, Bỉ, Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nauy, Bồ Đào Nha, Serbia, Cộng hòa Slovak, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh. Hỗ trợ lãi suất Hungary, Bồ Đào Nha, Liên bang Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh. Hỗ trợ từ quỹ đầu tư mạo Áo, Bỉ, Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, hiểm, vốn cổ phần, hỗ trợ từ Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Israe ...

Tài liệu được xem nhiều: