Danh mục

Tiếp thị cho trẻ em Khách hàng nhí

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.55 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khách hàng nhí đang được xem là mảnh đất màu mỡ cho các công ty trong cuộc chiến giành giật thị trường. Lý do thật đơn giản, trẻ em ngày nay có điều kiện để tiếp cận với thông tin và các loại máy móc hơn cha mẹ rất nhiều. Vì vậy, chúng rất rành về nhãn hiệu mà các công ty tung ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp thị cho trẻ em Khách hàng nhíTiếp thị cho trẻ emKhách hàng nhí đang được xem là mảnh đất màu mỡ cho các công ty trong cuộcchiến giành giật thị trường. Lý do thật đơn giản, trẻ em ngày nay có điều kiện đểtiếp cận với thông tin và các loại máy móc hơn cha mẹ rất nhiều. Vì vậy, chúngrất rành về nhãn hiệu mà các công ty tung ra.Ở những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc... trẻ em ngày càng đượchưởng nền giáo dục tiên tiến để tiếp cận với sách báo, phim ảnh và đặc biệt là mạngInternet hơn các thế hệ đi trước. Vì vậy, với các công ty, trẻ em bây giờ là chuyên giavề nhãn hiệu trong gia đình. Cha mẹ, đặc biệt ở châu Á, thường tham khảo ý kiến concái trước khi đi mua sắm. Nắm bắt tâm lý này, các nhà sản xuất tung ra nhiều chiêuthức để thu hút khách hàng nhí.Đầu năm nay, công ty sản xuất xe gắn máy của Ấn Độ Bajaj Auto đã thực hiện một loạtquảng cáo trên các đài truyền hình Ấn Độ và đối tượng nhắm đến là trẻ em trong độtuổi đến trường. Kết thúc chiến dịch, số xe bán được hàng tháng của nhãn hiệu mớiCalibre đã tăng 150%. Trẻ em bây giờ có tiếng nói rất quan trọng trong việc mua sắmcủa từng gia đình, R. Ravichandran, Phó giám đốc tiếp thị của Bajaj Auto thừa nhận.Yuan Yuehua, một công nhân ở Thượng Hải, Trung Quốc cho biết chị đã để cô con gái13 tuổi của mình chọn loại máy nghe nhạc cho gia đình vì cô bé tỏ ra sành sỏi hơn vợchồng chị. “Chúng tôi không biết nhiều về âm nhạc và máy nghe nhạc nên đành tiếp tụcsử dụng chiếc cassette đã mua cách đây 15 năm, từ hồi mới cưới nhau”, Yuan nói.Sự hiểu biết của con gái Yuan không dừng lại ở đó. Vợ chồng chị vừa mua một căn hộcó hai phòng ngủ và để cho cô con gái sử dụng một phòng riêng. “Lúc đầu tôi chỉ muốnmua căn hộ có một phòng ngủ. Nhưng cuối cùng, con gái tôi đã quyết định mua căn hộhai phòng ngủ này với giá khoảng 24.200 USD vì con bé cứ khăng khăng đòi có mộtphòng riêng”, Yuan thở dài. Ngay cả việc mua máy lạnh, vợ chồng chị cũng hỏi ý kiếncon và cô bé đã chọn nhãn hiệu LG.Một cuộc điều tra mới đây của Công ty Nghiên cứu Thị trường Millward Brown cho thấy,có tới 46% người được hỏi ở Ấn Độ đã “lấy ý kiến” của con cái trước khi mua sắm chogia đình. Trong khi con số đó ở Mỹ là 36%. “Đây là thế hệ lớn lên với con chuột trongtay. Một chiếc máy tính nối mạng Internet chính là cửa sổ mở ra thế giới đối với chúng”,Jamie Lord, Giám đốc Tiếp thị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Millward Brown,nói.Cũng trong phạm vi cuộc nghiên cứu trên, có đến 28% số trẻ em ở Mỹ “nói cho cha mẹchúng” nên mua nhãn hiệu điện thoại nào, và chỉ có 14% cho biết là cha mẹ đã hỏi ýkiến chung trước khi mua. Ở Ấn Độ, con số tương ứng là 19% và 24%. Cuộc nghiêncứu của Millward Brown còn chỉ ra rằng, trẻ em thường có tác động khá lớn tới quyếtđịnh mua sắm của cha mẹ đối với ba mặt hàng chính là điện thoại di động, xe hơi vàquần áo. Hiện Millward Brown đang có kế hoạch thực hiện một cuộc nghiên cứu khácđối với các bậc cha mẹ về sự ảnh hưởng của con cái trong các quyết định mua sắmcủa họ.

Tài liệu được xem nhiều: